Mẹ già 82 tuổi nuôi hai con mù lòa, ngớ ngẩn

Làm mẹ nhưng đến ba lần phải tự tay chôn cất chính con của mình. Chồng mất sớm, một mình cụ bươn chải chăm lo cho hai người con mù lòa mắc bệnh tâm thần.
 
Đó là hoàn cảnh đáng thương của cụ Đinh Thị Thiểm ở xóm 13, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Căn nhà cũ nát, tối tăm nằm ở cuối xóm là nơi che nắng mưa của cụ và hai người con mù lòa bẩm sinh.
 
Năm 21 tuổi, cụ Thiểm lấy chồng là một người lính Cụ Hồ xuất ngũ với thương tật 3/4. Có với nhau tới 8 người con, thế nhưng cuộc sống của gia đình cụ chưa lúc nào được yên bình. Người con trai đầu là anh Lại Văn Lợi (sinh năm 1955) vừa chào đời đã mang bệnh hiểm nghèo. Vợ chồng đã đưa con đi chạy chữa khắp nơi nhưng bệnh tình ngày càng thêm nặng, Lợi chỉ sống được đến 9 tháng tuổi.
 
May mắn là những người con tiếp theo của cụ vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường. Thế nhưng đến người con thứ 5 là Lại Văn Tiến (sinh năm 1967) từ khi sinh ra mắt đã mờ lòa, không nhìn được. Từ bé, anh chỉ biết ngồi quanh quẩn một góc nhà, cũng không nhận biết được xung quanh.

Người con thứ 6 của cụ, anh Lại Văn Thành từ lúc chào đời đã đau ốm và mắc bệnh thấp khớp, chân tay tê liệt. Sau gần 20 năm nằm liệt giường, mọi sinh hoạt nhờ cậy vào người mẹ, đến năm 2000 anh qua đời.
 
Những cây ngô khô cụ Thiểm nhặt nhạnh về để nấu nướng hàng ngày
 
Nỗi đau chưa kịp khỏa lấp, đến người con gái thứ 7 sinh ra với nhiều hy vọng thì lại tiếp tục mắc bệnh mờ lòa mắt. Cũng như người anh kế trên, chị Lại Thị Sáu (sinh năm 1977) từ lúc sinh ra mắt đã lờ mờ, không nhìn rõ được mọi vật. Quanh năm chị sống trong bóng tối nên không được minh mẫn như người bình thường, đến tuổi của mình chị cũng không thể nhớ được. Đã vậy, chị còn mắc bệnh phù nề khắp người và thường xuyên đau ốm.

Đến khi bà sinh người con thứ 8, gia đình chưa kịp đặt tên cho  thì con đã qua đời vì mắc bệnh hiểm nghèo.
Sau đó không lâu, tới cụ ông Lại Văn Thắng, chồng cụ Thiểm liên tục đau ốm. Do mang nhiều thương tật từ chiến tranh, lại mắc thêm căn bệnh viêm phổi nặng nên cụ không có khả năng làm việc. Sau gần 10 năm đau yếu, năm 2004 cụ Thắng qua đời.

Ngôi nhà ọp ẹp, cũ nát của cụ  Thiểm giờ chẳng có vật dùng gì đáng giá ngoài bộ bàn thờ tổ tiên gỗ lim cũ kĩ. Mọi sinh hoạt của ba mẹ con cụ chỉ biết trông cậy vào số tiền trợ cấp tàn tật 120.000đ/tháng của hai con. Những người con khác của cụ đều đã lập gia đình, có người ở sát cạnh nhà mẹ nhưng họ đều khó khăn nên cũng không giúp được mẹ nhiều.

Ở cái tuổi 82, cụ Thiểm sức đã yếu, lại mắc chứng bệnh thần kinh tọa lâu năm nên cơ thể thường xuyên bị co giật, đau nhức. Tuy vậy, kể cả những ngày mệt mỏi, đau ốm cụ vẫn phải ra đồng kiếm thêm nắm rau về lo bữa cơm cho các con. Đối với mẹ con cụ, một bữa cơm đầy đủ có thịt, có cá chỉ là niềm mơ ước.

“Bệnh của thằng Tiến nặng lắm, nếu đợt nào không có thuốc uống thường xuyên là nó lại lên cơn vật vã, đập phá đồ đạc và chửi bới mọi người. Dù mắt nó không nhìn được nhưng có hôm tôi đi vắng nó lên cơn rồi bắc thang mò mẫm lên mái nhà dỡ ngói ném xuống sân cho vỡ nát, tôi về nhà sợ quá phải nhờ mấy người hàng xóm đỡ cháu nó xuống và vay tiền đi mua thuốc bệnh cho con”.

Nỗi lo lớn nhất của cụ là người con gái mắc bệnh sưng phù. Chân tay chị Sáu ngày càng sưng tấy, rồi lở loét, nổi mụn, bỏng nước. Nghe mọi người mách uống nước vỏ dưa hấu sẽ chưa được bệnh sưng phù, vậy nên cứ mỗi buổi trưa, cụ lại ra chợ xin nhặt những mảnh vỏ dưa hấu để về nhà đun nước cho con uống.
 
Ba mẹ con cụ trong ngồi nhà ẩm ướt, tối tăm
 
Chị Đoàn Kim Hạnh, cán bộ Lao động Thương binh và Xã hội xã Thi Sơn bày tỏ: “Hoàn cảnh gia đình cụ Thiểm rất khó khăn, cụ già yếu rồi nhưng vẫn vất vả chăm sóc cho hai người con mù lòa và mắc bệnh tâm thần. Địa phương chúng tôi vẫn thường xuyên thăm hỏi, động viên cụ, tuy vậy chỉ giúp đỡ được một phần nào đó trong khi số tiền hàng tháng cụ chữa bệnh cho các con rất tốn kém”.

Hàng ngày, cụ Thiểm dậy sớm nấu cháo cho các con ăn rồi tiếp tục làm các công việc nhà. Tuy tuổi già nhưng cụ vẫn chăm chỉ tận dụng cuốc xới lại mảnh đất vườn để trồng chuối kiếm thêm thu nhập. Chỉ tay vào mấy buồng chuối xanh, cụ Thiểm nói: “Ít hôm nữa buồng chuối này chín rồi mang ra chợ bán, tôi sẽ có tiền mua thức ăn và mua thuốc bệnh cho các cháu”.

Kể đến đây, hài hàng nước mắt lăn dài trên đôi gò má hằn những nếp nhăn của cụ Thiểm...
 
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
 
1.Bà Đinh Thị Thiểm: Xóm 13, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội) Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn  
3. Tài khoản Ngân hàng (Báo Khuyến học & Dân trí)

* Tài khoản VNĐ tại ABBANK
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0111.028.722.008
Tại: Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Hà Nội.
 
*Tài khoản USD tại ABBANK
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 0111.028.723.004
Bank Name: An Binh Bank (ABBANK) - HaNoi Branch
Swift code: ABBKVNVX
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0451 001 944 487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công 
* Tài khoản USD tại VietComBank: Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
 4. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
 
>> Theo dantri.com.vn

0 nhận xét :

Ghi chú cho mẫu nhận xét:
- [img] ..link..[/img].
- [youtube] ...link...[/youtube].
- [nct]...link...[/nct].

:) :( :)) :(( =))

Recent Posts