18 điều bất ngờ về ''núi đôi''



 1. Núi đôi phát tướng

Ở độ tuổi 20, bộ ngực của bạn lớn lên bởi chất béo, tuyến sữa và collagen - tế bào liên kết giúp cho núi đôi được săn chắc. Tuổi càng cao, tuyến sữa và collagen càng có xu hướng co lại, được thế chân bằng chất béo. Trớ trêu thay, vòng một mập lên không có nghĩa là kích thước sẽ tăng theo, trái lại, chất béo khiến cho bộ ngực chảy sệ. Việc mặc áo ngực có khung đỡ sẽ giúp bạn cải thiện tình hình.

2. Ngực được bao bọc bởi một làn sương mỏng

Làn da ở khu vực này mỏng hơn, nhạy cảm hơn và dễ bị khô hơn so với những vùng da khác. Để khắc phục, bạn nên thường xuyên chăm sóc núi đôi bằng cách thoa kem dưỡng ẩm có thành phần săn chắc để kích thích sự phát triển của collagen và elastin; bôi kem chống nắng chứa retinal để giảm bớt quá trình lão hóa làn da.

Đôi núm vú cũng cần được quan tâm hợp lý bởi vì nó rất hay bị khô. Hằng ngày nên thoa kem dưỡng ẩm để ngôi nhà nhỏ của bạn luôn tươi mát.

3. Có lông không phải là chuyện lạ
Hầu hết phụ nữ đều sở hữu ít nhiều những sợi lông ương ngạnh. Có người thì chỉ lơ thơ vài ba sợi những cũng có người sở hữu đến hàng chục sợi lông. Nếu mật độ lông dày, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của waxing.

4. Chị em sinh đôi cũng có những điểm dị biệt

Bộ ngực chẳng ai giống ai, không chỉ về kích cỡ. Tùy thuộc vào cấu trúc của bộ ngực mà chúng có thể gật lên hay cúi xuống, nghiêng trái hay quẹo phải. Một số người có ngôi nhà nhỏ nằm ở vị trí tương đối cao trên “thảo nguyên” vì thế hơi cụp xuống và ngược lại, có người thì ngẩng lên đầy khiêu khích.

5. Núi đôi cũng có “ngày ấy”

Sự thay đổi hoóc môn khiến cho mô ngực thay đổi hàng tuần. Vào thời điểm sau ngày "đặc biệt", mô ngực trở nêm mềm lại nhờ lượng hoóc môn đạt đỉnh. Giai đoạn giữa chu kỳ, ngôi nhà nhỏ trở nên đặc biệt nhạy cảm do hoóc môn oestrogen tăng đột biến. Cuối cùng, một tuần trước và trong những ngày ấy, progesterone khiến ngực sưng lên, đau và hơi khó chịu.

6. Đi khám bác sĩ cũng phải chọn giờ

Một tuần sau chu kỳ phiền toái, núi đôi lấy lại được sự ổn định và dễ chịu - đấy chính là lúc bạn đến khám bác sĩ để kiểm tra xem có những dấu hiệu bất thường nào không. Việc chẩn đoán trong thời gian này thuận lợi và chính xác hơn rất nhiều.

7. Tỷ lệ núi đôi được “tát tút” và “bồi đắp” hiện rất cao

Theo một nghiên cứu thì có đến 2 triệu phụ nữ Mỹ đi làm ngực và mỗi năm có khoảng 250.000 quý bà nhờ cậy đến đôi bàn tay điệu nghệ của chuyên gia giải phẫu thẩm mỹ. 90% trong số đó làm lại ngực sau khi sinh nở. Những phục nữ trẻ tuổi thường tăng kích cỡ bộ ngực lên gấp đôi. Mặc dù vậy, 6% chị em sau khi hoàn tất giải phẫu đã cảm thấy luyến tiếc và tìm mọi cách để phẫu thuật thành size nhỏ hơn hoặc trở về trạng thái ban đầu.

8. Làm ngực vẫn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn

Chưa một nghiên cứu chính thức nào công bố rằng việc làm ngực có thể gây rối loạn hệ thống miến dịch hoặc gia tăng nguy cơ ung thư. Nhưng nhiều nhà khoa học đã khẳng định việc đặt silicone hay túi nước biển cũng có những tác dụng phụ. Tình trạng xẹp, rò rỉ hay nhăn nhúm là biểu hiện thường gặp.

9. Núi đôi không thích nắng

Áo tắm của bạn không đủ dày dặn để bảo vệ làn da ngực trước ánh nắng chói chang ở biển. Chính vì thế, cần thoa kem chống nắng SPF 15 để bảo vệ làn da khỏi tia cực tím mỗi lần mặc bikini hoặc áo trễ cổ. Nếu không chống nắng cho núi đôi, những nếp nhăn và vết thâm sẽ tấn công ngay lập tức.

10. Cẩn thận với mồ hôi

Khu bực bên trên và giữa núi đôi là nơi tập trung tuyến nhờn; đó là lý do tại sao mụn trứng cá hay xuất hiện ở đây. Phải vệ sinh vùng ngực hằng ngày, đặc biệt là sau khi tập thể thao. Thoa nước tonic có thành phần salicylic acid nhẹ nhằm tránh nặn. Áo ngực thấm mồ hôi phải được thay ngay.

11. Thung lũng dưới chân núi sâu rộng khác nhau

Núi đôi cách xa hay sát gần nhau không hề phụ thuộc vào kích cỡ mà lại bị chi phối bởi hình dáng và vị trí trên cơ thể. Ví dụ, cùng size ngực, nhưng nếu phần trung tâm gò bồng đảo đầy đặn hơn thì thung lũng trông sẽ sâu hơn. Bề rộng của cơ thể cũng quyết định độ sâu của thung lũng.

12. Tư thế ngủ ảnh hưởng tới núi đôi

Nằm sấp không làm xẹp mất núi đôi nhưng sẽ khiến chúng bị biến dạng. Tốt hơn cả là bạn nằm nghiêng và đỡ núi đôi bằng một chiếc gối khi ngủ.

13. Núi đôi rất ghét chạy nhảy

Chạy bộ và tập aerobic sẽ khiến cho núi đôi nảy tưng tưng và mất dần tính đàn hồi. Chính vì vậy, khi tập thể thao, bạn nên mặc áo ngực thể thao có khung đỡ và miếng lót nệm vững chắc. Nhờ đó, ngực sẽ không “chạy” lung tung và cũng tránh bị tổn thương về sau.

14. Các bài tập hỗ trợ giúp núi đôi săn chắc và gợi cảm hơn

Thường xuyên tập thể dục sẽ kích thích sự phát triển của nhóm cơ quanh ngực và củng cố sự vững chắc của khu vực chân núi. Kết quả là ngực bạn trông sẽ cao hơn và thung lũng sâu hơn. Bài tập chống đẩy và nâng ngực đem lại hiệu quả tốt nhất.

15. To hay nhỏ là do di truyền

Nếu ngực bạn size A trong khi chị gái bạn size D, cần kiểm tra gia phả của gia đình nội ngoại. Có khi chị em bạn thừa hưởng gene ngực lớn hay nhỏ từ ai đó ở hai họ.

16. Gò bồng đảo bên phải thường lớn hơn

Không phải núi đôi nào cũng cùng kích cỡ. Chỉ có điều ngực phải của bạn thường lớn hơn ngực trái do bạn hoạt động tay phải nhiều hơn. Sự khác biệt có khi là rõ ràng, nhưng cũng có lúc rất nhỏ.

17. Sau tuổi dậy thì, núi đôi vẫn tiếp tục phát triển

Núi đôi lớn nhanh nhất là vào giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, khi bạn hơn 20 tuổi, kích cỡ vẫn cứ nở ra cho đến năm 25 tuổi. Trừ khi bạn tăng cân, mang bầu hay uống thuốc tránh thai thì vòng ngực mới thay đổi chút ít

18. Nhiều người tưởng rằng đôi gò bồng đảo phải nặng lắm.  

Nhưng trên thực tế, ngay cả bộ ngực lớn nhất là size D cũng chỉ có trọng lượng xấp xỉ 500 g. Ngực size C nặng 375 g, size B nặng 250 g và bé nhất là size A chỉ 125 g.

0 nhận xét :

Ghi chú cho mẫu nhận xét:
- [img] ..link..[/img].
- [youtube] ...link...[/youtube].
- [nct]...link...[/nct].

:) :( :)) :(( =))

Recent Posts