Nhờ tâm linh tìm thấy mộ danh tướng triều Trần - Hà Mại

Đây là câu chuyện tiếp nối của chuyện dài, ly kì đầy trắc trở của công cuộc tìm mộ cố Tổng bí thư Hà Huy Tập (1906-1941) của dòng họ Hà phối hợp với Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người kéo dài từ 23/9/2008 tới ngày 22/11/2009 tìm ra hài cốt cụ tại khu vực trường bắn Ngã Ba Giòng, 18 thôn Vườn Trầu, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, tp. HCM. đúng vào ngày giờ kỷ niệm 69 năm ngày khởi nghĩa Nam Kỳ, cuộc khởi nghĩa vũ trang mà cụ Hà Huy Tập là lãnh tụ tinh thần khi cụ trong tù và cụ bị nâng án thành tử hình, xử bắn sau đó chém đầu.

Công cuộc tìm mộ có nhiều điều kỳ diệu có một không hai, khác biệt hẳn so với công cuộc tìm mộ bằng ngoại cảm thông thường có lẽ bởi vì tìm mộ một vị Tổng bí thư, lại thuộc dòng họ Hà...

Thứ nhất, cuộc tìm mộ là sự phối kết hợp của 4 nhà ngoại cảm giàu kinh nghiệm: Phan Thị Bích Hằng, Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Thuận, Hoàng Thị Thiêm. Thứ hai, sự hỗ trợ có vai trò quyết định, chỉ đạo của vong Đức Hoàng Mười, cụ thủy tổ Hà Mại (vong cụ xuất hiện bắt đầu từ những trục trặc trong việc tìm mộ và sau này cụ đồng ý cho việc tìm lại mộ cụ và vẫn liên lạc thường xuyên với người trần) và vai trò hỗ trợ của vong linh cháu Hà Huy Nguyễn Hoàng. Thứ ba, nhờ có các nhà ngoại cảm mà họ Hà được gặp gỡ, nói chuyện với những vong của họ Hà mà trong số đó có những vị Tổ của họ Hà như Nhị giáp TS Hà Công Trình, Tiến Sĩ Hà Tông Mục, Hương cống Hà Huy Sào, cử nhân Hà Huy Phẩm, cử nhân Hà Huy Nhiếp, Hà Xuân Trường... Thứ tư, gặp gỡ vong của rất nhiều lãnh tụ cách mạng gồm có Hồ Chí Minh, Võ Văn Tần, Nguyễn Văn Dựt, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Chí Diểu, Hạ Bá Cang, Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu...

Thông qua công cuộc tìm mộ tổng bí thư Hà Huy Tập và sau này tiếp nối là tìm mộ thượng tướng Hà Mại, người họ Hà, trong số đó có TS vật lý học Hà Vĩnh Tân (con trai cố Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Trưởng ban Tư tưởng- Văn hóa TW Hà Xuân Trường) được các vong các cụ cho biết về lịch sử, sự nghiệp của tướng quân Hà Mại, tổng bí thư Hà Huy Tập và một phần trang sử của đất nước thời vua Trần Dụ Tông (1336-1369), Lê Thánh Tông (1442-1497), cuộc chiến Đại Việt - Chiêm Thành cho tới khi hợp nhất Chiêm Thành vào Đại Việt, cũng như thời kỳ đầu của cách mạng Việt Nam (trước 1942)... Đây cũng là quá trình liên hệ giữa người âm và người dương tương đối dài và chi tiết để lại nhiều dư âm đáng suy ngẫm...

Danh tướng Hà Mại, thủy tổ họ Hà xuất hiện dựa theo quá trình kiếm hài cốt của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập là nằm ngoài dự tính và hiểu biết của con cháu cụ cho đến ngày vong cụ xuất hiện và chỉ đạo, sắp xếp mọi chuyện tìm và tổ chức đưa hài cốt TBT về quê hương Hà Tĩnh. Sau này mới diễn ra câu chuyện tìm mộ danh tướng như được mô tả trong bài viết này. Còn về sự kiện tìm mộ TBT Hà Huy Tập được công nhận và tổ chức tang lễ cấp Nhà nước do Bộ chính trị tổ chức, chúng tôi sẽ đăng và bình luận trong những bài viết tiếp theo...


Tìm được phần mộ của một danh tướng nhà Trần

Sau nhiều đợt tổ chức khảo sát, tìm kiếm, dòng họ Hà đã tìm thấy phần mộ của Thượng tướng Hà Mại (1334-1410), một danh tướng thuộc đời Trần, tại thôn Cứu Quốc, xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).

Ông Lê Bá Hạnh, phó Giám đốc Bảo Tàng tỉnh Hà Tĩnh, cho biết, có được kết quả nói trên là nhờ vào sự quyết tâm của dòng họ Hà đồng thời nhờ có sự giúp đỡ, phối hợp của các cơ quan Bảo Tàng tỉnh Hà Tĩnh, Trung Tâm nghiên cứu tiềm năng con người, Trung Tâm nghiên cứu Bảo tồn Văn hoá tín ngưỡng Việt Nam.

Cũng theo ông Hạnh cho biết thêm, trong một số cuốn chính sử còn ghi lại thì Thượng tướng quân Hà Mại, tự là Tông Hiểu (sinh ngày 8/4/1334, tại Hà Nội), là con trai út trong một gia đình hào trưởng ở miền Bắc Việt Nam. Năm Tân Mão (1351), dưới triều Trần Dụ Tông, Hà Mại thi đỗ quan võ và được bổ nhiệm làm chỉ huy đội quân bảo vệ triều đình… Đến năm 1356, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy đội quân bảo vệ vua Trần Dụ Tông đi kinh lý phía Nam nước Đại Việt, trấn Nghệ An. Từ năm 1356 đến 1376, làm tướng chỉ huy đội quân bảo vệ biên giới phía Nam, Đại Việt chống quân Chăm. Năm 1377, trấn thủ xứ Nghệ An với hàm Thượng tướng quân, tước Thượng vị hầu...

Giáo sư Đào Vọng Đức phát biểu tại tọa đàm về danh tướng nhà Trần Hà Mại

Năm 1398, triều đình nhà Trần xảy ra nhiều biến cố, do đoán trước được sự thanh trừng nội bộ bi thảm do Hồ Quý Ly lộng quyền, Thượng tướng quân Hà Mại xin từ quan về ở ẩn tại vùng núi phía Nam Hồng Lĩnh (nay thuộc địa phận xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tỉnh) và sau đó lập căn cứ địa bí mật kháng chiến chống quân Minh, tiếp tục chỉ đạo cho con trai là Đại tướng Hoàng Bảng Hà Dư (tức Hà Tông Chính) phò nhà Trần chống giặc Minh xâm lược (1407-1413) và chống triều đình nhà Hồ.

Ông mất ngày 20/8/1410, thọ 77 tuổi, sau đó để tránh khỏi bị bại lộ ra ngoài, người thân trong gia đình đã bí mật đưa thi hài ông đi chôn cất.

Ông là một vị Thượng tướng quân tài ba, đồng thời là nhà chính trị, nhà ngoại giao lỗi lạc, suốt cả cuộc đời, ông đã đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân. Và trong sự nghiệp làm tướng, ông từng được triều nhà Trần sắc phong: Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng Vị hầu, Bắc sứ, Trấn thủ xứ Nghệ An. Triều Lê sắc phong Đoan túc dực bảo Trung Hưng thần. Triều Nguyễn Duy Tân (năm thứ 3) sắc phong Đồng Giang linh ứng thần…

Ngay sau khi phát lộ được phần mộ của Thượng tướng quân Hà Mai, trong ngày 29/6, tại tỉnh Hà Tĩnh, Bảo Tàng tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với các cơ quan có liên quan và Ban liên lạc họ Hà (Nghệ Tĩnh) tổ chức Tọa đàm khoa học về Thượng tướng quân Hà Mại. Tại toạ đàm, các Giáo sư: Đào Vọng Đức, Ngô Đức Thịnh, Phan Thị Phi Phi, Hà Vĩnh Tân, ông Hà Văn Sỹ (Phó Ban liên lạc họ Hà Việt Nam)… đều đã có nhiều bản tham luận, báo cáo khoa học chi tiết về kết quả cũng như cuộc hành trình đi tìm mộ và về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp cống hiến cho đất nước, dân tộc Việt Nam của Thượng tướng quân Hà Mại.


Theo báo Đất Việt

0 nhận xét :

Ghi chú cho mẫu nhận xét:
- [img] ..link..[/img].
- [youtube] ...link...[/youtube].
- [nct]...link...[/nct].

:) :( :)) :(( =))

Recent Posts