Tư liệu về cuộc khởi nghĩa Đề Thám

>> Gọi hồn cụ Đề Thám

(Xin lưu ý ! trong phần dưới có vài tấm hình có thể làm cho các bạn trẻ bị chấn động)

Cuộc khởi nghĩa của Ðề-Thám là một trong những cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhất trong lịch sử đấu tranh chống Pháp của dân tộc Việt-Nam và cũng là một trong những cuộc khởi nghĩa duy nhất mà người Pháp đã lưu lại trên bưu thiệp.


Sau hoà ước Quí-mùi (1883) chấp nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc-kỳ, Vua Việt-Nam kêu gọi dân chúng nổi lên chống Pháp. Ðề-Ðốc Trương-Văn-Thám đã hưởng ứng phong trào này và nổi dậy chống Pháp chiếm giữ các vùng Bắc-Giang, Thái-Nguyên và Hưng-Hóa. Dân chúng gọi ông là Đề - Thám.


Anh hùng Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905)

Hoàng Hoa Thám hồi còn bé tên là Trương Văn Nghĩa, quê ở làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; sau di cư lên Sơn Tây (Hà Tây), rồi đến Yên Thế (Bắc Giang). Bố là Trương Văn Thận và mẹ là Lương Thị Minh. Sinh thời, bố mẹ Hoàng Hoa Thám đều là những người rất trọng nghĩa khí; cả hai ông bà đều gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Văn Nhàn Nùng Văn Vân ở Sơn Tây.
Năm 16 tuổi, ông tham gia khởi nghĩa của Đại Trận (1870-1875). Khi Pháp chiếm Bắc Ninh (tháng 3 năm 1884) thì Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Quang Loan, lãnh binh Bắc Ninh. Năm 1885, ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ở Lạng Giang (1882-1888). Sau khi Cai Kinh chết, ông đứng dưới cờ nghĩa Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm) và trở thành một tướng lĩnh có tài. Tháng 4 năm 1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại và Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế. Đề Thám tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ở Yên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào nông dân chống Pháp với biệt danh "Hùm xám Yên Thế". Trong gần 30 năm lãnh đạo đã tổ chức đánh nhiều trận, tiêu biểu là các trận ở thung lũng Hố Chuối (tháng 12 năm 1890) và Đồng Hom (tháng 2 năm 1892).
Trong ba năm (1893-1895) quân Pháp đã tập trung lực lượng để đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Pháp không từ một thủ đoạn nào, từ phủ dụ đến bao vây tàn sát. Tay sai của Pháp là Lê Hoan cầm đầu đoàn quân, một mặt dụ hàng, mặt khác ra sức triệt hạ các xóm làng nơi nghĩa quân Yên Thế hoạt động.
Hoàng Hoa Thám bằng chiến thuật du kích tài tình đã tránh được mũi nhọn của quân Pháp và đã gây cho họ những tổn thất nặng nề. Nghĩa quân Yên Thế đã trừng trị những kẻ phản bội như Đề Sặt... Thấy chưa thể dập tắt được phong trào Yên Thế, nên vào năm 1894, Pháp đã yêu cầu giảng hòa, cắt nhượng cho nghĩa quân bốn tổng thuộc Yên Thế. Hoàng Hoa Thám cũng muốn tranh thủ thời gian để chuẩn bị thêm lực lượng, ông đồng ý hòa hoãn. Nhưng chỉ vài tháng sau (đến tháng 10 năm 1895), Pháp đã bội ước, huy động lực lượng mở những cuộc tấn công trên quy mô lớn vào Yên Thế. Pháp treo giải thưởng 30.000 franc cho kẻ nào bắt được Hoàng Hoa Thám. Lần ra quân này của quân Pháp cũng không đàn áp được phong trào nông dân Yên Thế, nên Pháp phải yêu cầu giảng hòa lần thứ hai vào năm 1897.
Trong hơn 10 năm hòa hoãn (từ tháng 12 năm 1897 đến ngày 29 tháng 1 năm 1909), nghĩa quân Yên Thế đã có những bước phát triển mới: địa bàn hoạt động được mở rộng từ trung du đến đồng bằng, kể cả vùng Hà Nội. Hoàng Hoa Thám tổ chức ra "đảng Nghĩa Hưng" và "Trung Chân ứng nghĩa đạo" làm nòng cốt. Đặc biệt, Hoàng Hoa Thám đã chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ngày 27 tháng 6 năm 1908 của binh lính yêu nước ở Hà Nội (gọi là vụ Hà thành đầu độc). Sự kiện này làm chấn động khắp cả nước. Ngoài ra, Hoàng Hoa Thám xúc tiến việc xây dựng Phồn Xương thành căn cứ kháng chiến, đồng thời bí mật liên hệ với lực lượng yêu nước ở bên ngoài. Nhiều sĩ phu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Văn Ngôn, Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên... đã gặp gỡ Hoàng Hoa Thám và bàn kế hoạch phối hợp hành động, mở rộng hoạt động xuống đồng bằng.
Ngày 29 tháng 1 năm 1909, Thống sứ Bắc kỳ đã huy động 15.000 quân chính quy và khố xanh, 400 lính dõng là một lực lượng lớn nhất từ trước tới lúc đó do đại tá Batay và đại thần Lê Hoan chỉ huy tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế. Đề Thám vừa tổ chức đánh trả, vừa phải rút lui khỏi Yên Thế, đến Thái Nguyên, Tam Đảo, nhưng con ông là Cả Trọng bị tử thương và con gái út là Trương Thị Thế bị bắt. Lực lượng nghĩa quân giảm sút dần và tới cuối 1909 bị tan rã. Đề Thám phải sống ẩn náu trong núi rừng Yên Thế cùng hai thủ hạ tâm phúc.
Ðề-Thám và mấy người con cháu (giữa 1898 và 1905)

Pháp đem quân đánh mãi mà không được nên năm 1894, Pháp phải xử hoà với ông, cho ông cai quản 22 xã trong vùng Yên-Thế, Ðề-Thám lập căn cứ ở Chợ-Gò. Dân chúng gọi ông là con "Hùm thiêng Yên-Thế". Nhưng hai năm sau thì Ðề-Thám lại nổi lên đánh Pháp, tới năm 1898 thì Pháp lại xin ký hoà ước nhường cho ông thêm nhiều quyền lợi nữa. Ðề-Thám sống yên cho tới năm 1905 thì lại nổi dậy đánh Pháp một lần nữa (những tấm hình ông chụp với gia đình là trong khoảng này).
Năm 1908, Ðề-Thám quyết định đánh một cú lớn để chiếm thành Hà-Nội nên đã âm mưu với nhiều người đầu bếp để bỏ thuốc độc (bột datura) cho 200 lính Pháp giữ thành ăn, nhưng vì liều thuốc hơi yếu nên lính Pháp chỉ bị lảo đảo chứ không chết, cuộc âm mưu bất thành.

Ðầu năm 1909, quân đội Pháp quyết định mở chiến dịch lớn để tấn công Ðề-Thám trong tận sào huyệt, Ðề-Thám thua nên bỏ trốn vào rừng. Pháp ra giải thưởng 25.000 đồng cho ai bắt hay giết được Ðề-Thám. Có ba tay lãng tử người Tàu vì ham tiền nên tìm đến Ðề-Thám để xin gia nhập rồi thừa lúc ban đêm ông ngủ mà xúm đến chặt đầu ông đem về lãnh thưởng ngày 10 tháng 2 năm quí-sửu (18-3-1913), chấm dứt một cuộc kháng chiến trường kỳ trên một phần tư thế kỷ (Xem video gọi hồn cụ Đề Thám để thấy thông tin trên là không chính xác!)

The image “http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-anh-hung.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
 Những bạn cách mạng của Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905)
The image “http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/Nhom_De_Tham.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
Những bạn cách mạng của Ðề-Thám
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-gia-dinh.jpg
Ðại gia đình của Ðề-Thám trước khi bị bắt hết
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-gia-dinh1.jpg
Ðại gia đình của Ðề-Thám trước khi bị bắt hết
The image “http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-gia-dinh1.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
Gia đình cha vợ của Ðề-Thám bị bắt
The image “http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/Beau_pere_DeTham_arrete.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
Cha vợ của Ðề Thám bị bắt
The image “http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/YenThe_3e_femme_de_De_Tham.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
Thi Nho, người vợ thứ 3 của Ðề Thám bị bắt
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/TheMui_2e_femme_CaRinh_1911.jpg
The Mui, người vợ thứ 2 của Cả Rinh (con nuôi của Ðề Thám)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/TheMui_2e_femme_CaRinh.jpg
The Mui bị bắt
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/YenThe_deux_prisonniers_1911.jpg
Yên Thế, 2 nghĩa quân bị bắt (1911)

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-ba-bieu.jpg
Anh hùng Ba-Biêu, cánh tay mặt của Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-chua.jpg
Ngôi chùa tuyên thệ của nhóm Ðề-Thám
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-dau-hang.jpg
Một nghĩa quân và Quynh, con rể của Ðề Thám ra hàng
The image “http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/YenThe_Cho_Go.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
Cho Go, repaire de De Tham

The image “http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-can-cu1.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
Một thành lũy của Ðề-Thám

The image “http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-can-cu2.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
Phía trong của thành lũy

The image “http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/de_tham_fortin.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
Phía trong của thành lũy

The image “http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-don-linh.jpg” cannot be displayed, because it contains errors. 

Một đồn lính Pháp trong vùng Yên-Thế
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-phap5.jpg
Ðường hào của quân đội Pháp để chống lại Ðề-Thám
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-phap6.jpg
Pháp đang xây dựng một đồn lính trong vùng Yên-Thế
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-phap4.jpg
The image “http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-tu-thuong.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
Vận tải một tử thương (1909)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-tu-tuong1.jpg
Chôn cất một lính Pháp tử trận (1909)
The image “http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-bi-thuong.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
Chuyên chở một thương binh (1909)
The image “http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-bi-thuong2.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
Thương binh Pháp (1909)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/YenThe_cuisine_en_plein_vent_4.jpg
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-kham-sai.jpg
Khâm-Sai Lê-Hoàn, kẻ thù truyền kiếp của Ðề-Thám
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yenthe_nhom_pham-que-thang.jpg
Nhóm quân của Phạm Quế Thắng
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-hoi-cung.jpg
Một người trong nhóm Ðề-Thám đang bị hỏi cung
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-tu-nhan.jpg
Bị bắt làm tù binh
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-tu-nhan1.jpg
Một người trong nhóm Ðề-Thám bị bắt
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-con-dao2.jpg
Tù binh Ðề-Thám trên hải cảng  Alger trước khi vào tù ở Guyane
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-con-dao1.jpg
Tù binh Ðề-Thám trên hải cảng  Alger trước khi vào tù ở Guyane
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-tu-hinh.jpg
Những anh hùng của nhóm Ðề-Thám bị xử tử (1908)
The image “http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-dau-lau.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
Thủ cấp của những anh hùng nhóm Ðề-Thám
The image “http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/Yenthe_thu_cap.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
Thủ cấp của một anh hùng nhóm Ðề-Thám

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/dau-doc21908.jpg
Tù nhân bị bắt trong vụ "Ðầu Ðộc" (1908)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/dau-doc11908.jpg
Bị xử trảm (1908)
http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/dau-doc31908.jpg
Thủ cấp (1908)

LÁ HUYẾT THƯ CUỐI CÙNG CỦA ANH HÙNG HOÀNG HOA THÁM.

Đọc mấy lời trong bức thư Cha nhủ,
Dòng lệ con hoen ố mảnh nhung y,
Nhớ ngày nào mang chí lớn ra đi,
Trong dĩ vãng Cha mang nhiều kiêu hãnh.
Kìa lưỡi kiếm máu kẻ thù còn dính,
Mà anh hùng tim lạnh bởi hư vinh.
Trong phong ba vùng vẫy bóng nghê kình,
Ham mồi béo nộp mình cho ngư phủ.
Nơi rừng xanh tung hoành con mảnh hổ,
Ham mồi ngon ủ rủ chốn chuồng con.
Bã vinh hoa làm nát cả tâm hồn,
Và lay chuyễn cả lòng son dạ sắt.
Mây Hồng Lĩnh còn mịt mờ u uất,
Sông Nhị Hà còn chất chứa căm hờn,
Thì đời con là của cả giang sơn.
Dù thịt nát xương tan đâu dám kể.
Rồi những lúc Cha vui vầy vị kỷ,
Là khi con rầu rĩ khóc non sông.
Đêm canh trường Cha nệm ấm chăn bông,
Nơi đất khách con nằm gai nếm mật.
Cha nơi ngực đầy mề đay kim khánh,
Con bên sườn lấp lánh kiếm tiên cừu,
Cha say mê bên thiếu nữ yêu kiều,
Con tận tụy với tình yêu tổ quốc.
Nghĩa là Cha đem tài năng trí óc,
Mưu vinh thân là mục đích cuối cùng,
Thì con thề đem xương trắng máu hồng,
Ra cứu vớt non sông là chí nguyện.
Cha với con thế là hai trận tuyến,
Cha một đường và con tiến một đường,
Thôi từ đây hai chữ cang thường,
Con gác lại để thờ dân giúp nước.
Buổi đoàn viên xin Cha đừng mong ước,
Cuộc hội đàm là đại bác với thần công.
Bức thư đây là bức cuối cùng,
Mà Cha chỉ là Cha trong dĩ vãng.
Thôi hạ bút cho thâm tình gián đoạn,
Để người đời kết án kẻ gian phi.
Thanh kiếm thần Ta tuốt sẵn để chờ Mi !


Trên đây là nội dung lá thư của Cụ Hoàng Hoa Thám, gởi cho Cha nuôi là Bá Phức do một nhà nho cảm tác. Tình nghĩa Cha Con là tình thiêng liêng trong mọi gia đình dân Việt. Thế nhưng, không phải "đời Cha ăn mặn, đời con khát nước". Thấy rõ: Con (Cụ Hoàng Hoa Thám), chọn con đường tận tụy yêu thương Tổ Quốc! Còn Cha (Bá Phức), chọn con đường vinh thân, phì da, say mê danh vọng, sắc dục, tiền tài; phản quốc, chạy theo gót giày của quân xâm lược, chịu để cho người đời kết án gian thần!

0 nhận xét :

Ghi chú cho mẫu nhận xét:
- [img] ..link..[/img].
- [youtube] ...link...[/youtube].
- [nct]...link...[/nct].

:) :( :)) :(( =))

Recent Posts