Gõ cửa Thiền

1- TÁCH TRÀ Nan-in là một thiền sư Nhật sống vào thời đại Minh Trị (1868-1912). Ngày kia, ngài tiếp một giáo sư đại học đến tham vấn về thiền.
Thiền sư rót trà mời khách. Ngài rót đầy tách trà của khách rồi nhưng vẫn tiếp tục rót.
Vị giáo sư ngồi nhìn nước trong tách trà tràn ra mãi, cho đến khi không dằn lòng được nữa phải kêu lên :
– “Đầy qúa rồi, không thể rót thêm vào được nữa !”
Thiền sư nói :”Cũng giống như tách trà này, trong lòng ông đang chứa đầy những quan điểm và định kiến. Làm sao tôi có thể trình bày với ông về thiền nếu như trước tiên ông không làm trống cái tách của ông đi ?”

Lời bình :
Mỗi chúng ta đều có một tách trà, và phần lớn là những cái tách đã đầy ắp. Vì thế, qúa trình tiếp thu mỗi một tư tưởng mới thường bao giờ cũng là sự đối chọi, xung đột và tranh chấp với các tư tưởng cũ, chen chúc nhau trong một tâm thức ngày càng thu hẹp.

Thiền không chấp nhận tiến trình này. Các thiền sư không bao giờ tranh biện hay thuyết phục người khác tin theo mình. Họ chỉ giản dị sống và thể hiện thiền qua chính cuộc sống. Vì thế, sẽ không có bất cứ phương cách nào để bạn tiếp nhận thiền trừ phi bạn buông bỏ những quan điểm, định kiến sẵn có. Khi tách trà của bạn đã được làm trống, tâm thức bạn sẽ tự nhiên rộng mở và dòng nước thiền cũng tự nó dạt dào tuôn chảy. Tách trà ấy tự nó có thể chứa đựng cả ba ngàn đại thiên thế giới !

2- CHUỘT TRẮNG - CHUỘT ĐEN
Có người đàn ông nọ đang đi rong chơi trong rừng, chợt thấy một con hổ đói gầm lên và lao về phía mình. Anh ta kinh hỏang vội vàng cố sức bỏ chạy. Lão hổ cứ đuổi riết không tha, bức người đàn ông đến cùng đường. Đứng trước vực thẳm, người đàn ông nghĩ bụng : “Nếu để con hổ kia vồ được, thời ta chết chẳng tòan thây, chi bằng nhảy xuống vực là hơn, không chừng còn cơ may sống sót”. Thế là người đàn ông nhắm mắt nhảy xuống vực. May mắn là anh ta mắc vào một cành mơ trĩu qủa vươn ra chênh vênh trên vách đá.

Đang vui mừng hớn hở, người đàn ông bỗng nghe tiếng rống kinh khủng ở đâu vọng đến. Nhìn xuống đất, anh ta muốn rụng tim khi thấy một con tử to lớn đang ngẩng đầu nhìn mình. Anh ta nghĩ : “Sư Tử cũng hung dữ chẳng khác gì Hổ, rơi vào miệng nó thì chỉ có chết”. Đang khi ấy, người đàn ông lại nghe tiếng “rột rẹt, rột rẹt”. Nhìn kỹ phía gốc cành, anh ta hỏang sợ khi thấy hai con chuột, một trằng một đen, đang nhăn nanh gậm cành mơ !. Người đàn ông nghĩ : “Bị chuột gậm gãy cành mơ té chết con hơn bị Sư Tử xẻ thịt”. Sau khi lấy lại bình tĩnh, người đàn ông cảm thấy đói bụng, bèn hái vài qủa mơ đang chín mọng bên cạnh mình và ăn ngon lành.

Anh ta cảm thấy cả đời mình chưa từng được ăn thứ gì ngon như những qủa mơ này. Lần đến một cành chạc ba, người đàn ông lại nghĩ :”Sớm muộn gì cũng chết, chi bằng trước khi theo ông bà, ta cứ ngũ một giấc cho ngon lành cái đã”. Thế là anh ta thiếp đi trên cành cây. Lúc tỉnh lại, người đàn ông chẳng thấy Chuột Trắng, Chuột Đen, Hổ, Sư Tử đâu nữa. Anh ta bèn thận trọng lựa thế, men theo cành cây bám vào vách núi và từ từ xuống đến mặt đất an tòan.

Thì ra, khi người đàn ông ngủ, lão Hổ trên đỉnh núi đói qúa chịu không nổi, bèn gầm lên một tiếng, lao xuống vực. Hai con Chuột nghe tiếng Hổ gầm kinh sợ bỏ chạy. Lão Hổ lao xuống vực quần nhau với Sư Tử, cuối cùng cả hai thọ thương rồi bỏ chạy mỗi con một nơi.

Người ta nói :  Khi con người sinh ra, là bắt đầu của khổ nạn, tựa như con Hổ đói kia cứ tuy đuổi chúng ta. Và cái chết luôn chực chờ chúng ta như con con Sư Tử nọ. Ngày rồi lại đêm (thời gian) không ngừng bào mòn cái thân giả tạm của chúng ta, giống như hai con Chuột Trắng và Chuột Đen không ngừng gặm nhấm cành mơ đó. Một ngày kia, chúng ta sẽ phải rơi vào miệng Sư Tử. Đã biết sinh mệnh con người mong manh như vậy, thì chỉ có con đường duy nhất là hãy yên tâm hửơng những trái ngọt ngay bên mình, hãy yên tâm ngủ say, hãy bớt ham muốn và sống giản dị đơn sơ như tấm lòng trẻ thơ. Như vậy, chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc thực sự ở trong cuộc đời này.
3- NGỤ NGÔN CỦA PHẬT Trong một lần thuyết pháp, Phật kể :
– “Có anh lái buôn giàu có nọ lấy được bốn cô vợ. Cô thứ nhất nhanh nhẹn đáng yêu, lúc nào cũng ở bên chồng như hình với bóng. Cô thứ hai là một mỹ nhân, anh lái buôn dùng tiền để mua về. Cô thứ ba tận tình lo những chuyện vặt vãnh trong nhà để chồng yên tâm làm ăn. Cô thứ tư tháo vát, đảm đang, lo toan mọi việc, nhưng anh chồng gần như quên mất sự tồn tại của cô “.

Lần nọ, anh lái buôn chuẩn bị đi xa, bèn quyết định chọn một người đi theo mình. Cô thứ nhất nói : “Anh hãy đi một mình, tôi không thể theo hầu hạ anh được”. Cô thứ hai nói :”Tôi bị ép buộc lấy anh, chứ có thật lòng yêu anh đâu !”. Cô thứ ba nói :”Tôi tuy là vợ anh nhưng không thể dầm mưa dãi nắng nơi đất khách quê người cùng anh được; vì tình nghĩa vợ chồng, tôi chỉ có thể tiễn anh một quãng thôi”. Cô thứ tư nói :”Tôi là vợ anh, anh đi đâu, tôi theo đó”. Thế là anh lái buôn dẫn cô vợ thứ tư đi”.

Kể xong câu chuyện, Phật giảng giải :

– “Anh lái buôn cũng như các ngươi. Người vợ thứ nhất chỉ nhục thể của các ngươi; khi các ngươi sống, nó gắn liền với thân thể các ngươi, nhưng khi các ngươi chết, nó cũng rời xa các ngươi. Người vợ thứ hai chỉ gia tài, sản nghiệp của các ngươi; khi chết, các ngươi cũng không thể mang nó theo được. Người vợ thứ ba chỉ vợ con các ngươi; khi các ngươi sống, họ gần gũi với các ngươi, còn khi các ngươi chết, cũng cách chia đôi đường. Người vợ thứ tư chĩ tự tính của các ngươi; lúc bình thường các ngươi không để ý đến sự tồn tại của nó, nhưng nó thực sự là cái vĩnh viễn gắn liền và đi theo các ngươi suốt cả cuộc đời”.
4 - BỎ XUỐNG !...Khi Phật còn tại thế, có một vị Bà la môn tên Hắc Chỉ hai tay mang hai chiếc bình hoa đến ra mắt.
Phật thấy vậy bèn nói : “ Bỏ xuống !”
Hắc Chỉ đặt chiếc bình bên tay trái xuống.
Phật lại nói : “ Bỏ xuống !”
Hắc Chỉ ngạc nhiên nói : “ Có hai chiếc bình hoa, tôi đã bỏ hết, chỉ còn hai tay không, đâu còn gì để bỏ xuống nữa. Xin hỏi ngài bảo tôi bỏ cái gì ?”
Phật nói : “ Ta hòan tòan không bảo ngươi bỏ hai chiếc bình hoa kia xuống. Cái ta bảo ngươi bỏ xuống là bỏ cái lòng tự đắc, cái tâm kiêu ngạo, là lục trần lục thức của ngươi kia. Khi ngươi buông bỏ tất cả những thứ ấy xuống, lúc ấy ngươi mới giải thóat khỏi xiềng xích sinh tử”

Người ta nói :“ Bỏ xuống” nghe đơn giản là vậy, nhưng thực sự là chuyện hết sức khó khăn của con người. Người có công danh thì có thể bỏ công danh không ? Người có tiền bạc thì có thể bỏ tiền bạc không ? Người có ái tình thì có thể bỏ ái tình không ? Người có sự nghiệp thì có thể bỏ sự nghiệp không?

Gánh nặng trên vai con người, áp lực trong lòng con người nào có khác gì hai bình hoa của Hắc Chỉ ?. Đó là nguồn gốc khiến cuộc sống con người phiền não, đau khổ. Vậy, muốn được thanh thản nhẹ nhàng, hãy quẳng những gánh lo ấy đi ! Hãy biết “Bỏ xuống” để được hạnh phúc !.

5- Tật trời sinh Thiền sư Bàn Khuê thuyết pháp không những rõ ràng dễ hiểu, mà trước khi kết thúc ông thường để cho người nghe hỏi tất cả những điều còn nghi hoặc, thắc mắc và sư trả lời luôn tại chỗ. Bởi vậy, tín đồ phương xa đến bái kiến rất đông.

Ngày nọ, có một tín đồ đến nói : “Tôi trời sinh tật tính nóng nảy, vậy không biết phải sửa đổi thế nào ?”

Sư Bàn Khuê :” Cái gì Trời sinh ? Người đem nó ra đây cho ta xem thử, ta sẽ giúp ngươi sửa đổi nó” .

Tín đồ :”Không ! Bây giờ thì không có, nhưng khi đụng chuyện thì nó mới nhảy ra”

Sư Bàn Khuê :”Nếu bây giờ không có, mà nó chỉ xuất hiện khi nào gặp chuyện, vậy thì lúc ngươi tranh chấp với người khác cũng chính là lúc ngươi tạo ra nó. Thế mà người lại đổ tội ấy cho Trời sinh là sao?”

Người ta nói :Mọi vật trên thế gian này đều hình thành từ Duyên, không có cái gì do “Trời sinh”, mà chính bởi tự tâm ta tạo nên. Bản tính con người bao gồm cả thiện và ác, cho nên mới nói : “ Tâm sinh tắc chủng chủng pháp sinh, tâm diệt tắc chủng chủng pháp diệt” ( Tâm sinh tất mọi pháp đều sinh, tâm diệt thì mọi pháp cũng không còn). Vậy chỉ cần người ta hiểu được điều đó và có chí định, thì không tất xấu nào là không thể sửa đổi được.

0 nhận xét :

Ghi chú cho mẫu nhận xét:
- [img] ..link..[/img].
- [youtube] ...link...[/youtube].
- [nct]...link...[/nct].

:) :( :)) :(( =))

Recent Posts