Tháng ngày buồn của một “gà trống nuôi con”

Vợ mất khi vừa sinh đứa con trai đầu lòng, ông quyết định ở vậy làm thân “gà trống nuôi con”. Nhưng cuộc đời thật trớ trêu, đôi chân ông ngày một teo tóp, đi lại khó khăn và gần đây trong người ông mang thêm 4 loại trọng bệnh. Ông sắp gục ngã…
 
Những ngày đầu năm, khi mọi người vui vầy sum họp thì trong một căn nhà nhỏ, ông Lê Ngọc Anh (54 tuổi, ngụ thôn Thắng Đông 1, Quế An, Quế Sơn, Quảng Nam) quằn quại với nỗi đau bệnh tật đang hành hạ mình.
Mới bước qua tuổi 54, nhưng trông ông tiều tụy, da bọc lấy xương, già nua... Không thoi thóp, già trước tuổi sao được, khi song hành cuộc đời ông toàn là nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. 
 
Đã 8 năm nay, ông chỉ nằm một chỗ
 Cũng như bao chàng trai khác, sinh ra và lớn lên, ông khỏe mạnh, đi lại bình thường. Vậy mà, năm 22 tuổi, ông bị đau thần kinh tọa, rồi đột nhiên viêm cứng các khớp cổ, xương sống và khớp háng. Từ đó, đôi chân ông cứ dính nhau thành hình chữ V. Mỗi khi ông muốn di chuyển thì chữ V này cứ tịnh tiến chậm rãi, đều đều với khoảng cách chỉ… 12cm. Bàn chân trái luôn luôn ở phía trước và 2 chân không thể hoán đổi vị trí trong bước đi như người bình thường. Ông cũng không thể ngồi được. Moi sinh hoạt đều bằng tư thế đứng. Nếu muốn ngồi thì phải có chiếc ghế cao và đôi chân cứng ngắt của ông có thể sải ra được. Những đứa trẻ mỗi lần thấy ông đi, có đứa lạ mắt, chọc ghẹo, có đứa sợ hãi, khóc thét.

Cha mất sớm, ông vượt qua những tháng ngày đau buồn nhờ sợ động viên của mẹ. Cuộc sống ở vùng quê nghèo, với một người bị hạn chế đi lại như ông Lê Ngọc Anh, thì khó càng khó khăn hơn. Vậy mà, ông vẫn đam mê đến trường học con chữ, đọc sách. Ở cái xóm Đồng Chiêng này, khi sự học còn là thứ xa xỉ, bị vùi lấp bởi cái nghèo khó  thì ông là một trong những tú tài đầu tiên của làng. Ông yêu thơ, văn chương và cả một “kho tàng” truyện dân gian… phong phú. 

Với cái “duyên thầm” và tài năng văn chương đó đã “bù lỗ” cho sự khiếm khuyết của thân thể, năm 30 tuổi, ông phải lòng một cô gái làng bên. Một năm sau, khi sinh đứa con trai đầu lòng, vợ ông bỗng giật tay, giật chân rồi chết mà không một lời trăn trối. Hai năm sau, người mẹ già của ông cũng trút hơi thở cuối cùng sau một thời gian dài bạo bệnh. 

Nỗi đau chất ngất. Ông gắng gượng sống cảnh gà trống nuôi con trong cái sự nghèo nàn, đau khổ. Ông róc mía thuê, trồng khoai, chuối quanh khu đất vườn để bán kiếm tiền mưu sinh qua ngày. Đứa con trai ông cũng càng ngày lớn khôn. Do thiếu sữa mẹ và suy dinh dưỡng từ thuở lọt lòng nên cậu con trai Lê Công Nhật bủng beo, gầy còm. Vậy mà, hàng ngày, ông Anh cuốc đất, vuông vồng khoai. Do khớp háng bị cứng nên ông không thể cúi người xuống được nên đứa con trai phải thay cha trồng từng luống khoai. 

Cuộc sống cứ thế cũng qua ngày đoạn tháng. Đứa con ông cũng học hết lớp 12. Không có tiền để học tiếp, Nhật phải đi vào TPHCM làm thuê cũng chỉ đủ nuôi thân. Ông Anh ở nhà một mình, trên chiếc xe lăn cũ kỹ đi bán vé số dạo kiếm sống. Giữa mảnh đất miền Trung nắng mưa khắc nghiệt, tuổi chưa già mà sức thì quá yếu đã làm ông ngã bệnh và nằm liệt tại chỗ từ 8 năm nay. “Nói về bệnh tình của ông hiện tại, giống như một chiếc xe đạp hư rồi con ơi. Xe cà tang còn chạy được, chứ cái xe nát bét thì làm sao dùng được nữa”, ông Anh thở dài. 
 
Đôi chân chữ V này giờ còn bị hoại tử


Đã 8 năm rồi, ông chỉ nằm mãi trên chiếc giường này, không ngồi dậy được. Thấy ông đau quá, bà con xóm giềng giúp đưa đi bệnh viện. Từ bệnh viện huyện Quế Sơn đến bệnh viện đa khoa Tam Kỳ, Đà Nẵng, qua thời gian chạy chữa, ông không còn tiền nên đành trở về nhà chờ chết. 

Bác sĩ Đỗ Văn Hùng, trưởng khoa bỏng, bệnh viện đa khoa Đà Nẵng cho biết, ông Lê Ngọc Anh bị viêm loét cổ bàn chân phải, viêm đa khớp dạng thấp. Ngoài ra, trong người ông còn mang thêm 3 loại bệnh: vảy nến, bao tử, suy nhược do thiếu máu. Các lớp da trên người ông gây ngứa, mỗi lần ông gãi, máu lại tươm ra. Hiện tại, thịt ở phần đầu gối trở xuống bàn chân bị thối. Bác sĩ phải cắt lọc hoại tử, lấy thịt ở đùi, mông để vá xuống đầu gối (ghép da tự nhiên).


Nhìn ông nằm trên giường, với cái bụng bự, trương phình, chân tay khô ráp, teo dần lại mà tôi không khỏi chạnh lòng. “Ông cũng muốn tiếp tục được chữa bệnh nhưng bảo hiểm hết hạn còn hoàn cảnh thì không cho phép. Ai mà không tham sống, nhưng sống trong cảnh này, đau khổ lắm con ơi!”. Tôi thấy, nước từ hai khóe mắt của ông chực trào và lăn dài trên đôi gò má khô khốc.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Ông Lê Ngọc Anh: (còn gọi là ông Chín Anh, ngụ thôn Thắng Đông 1, Quế An, Quế Sơn, Quảng Nam). Điện thoại: 0168.236.8548

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

* Tài khoản VNĐ tại ABBANK
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0111.028.722.008
Tại: Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Hà Nội.

*Tài khoản USD tại ABBANK
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 0111.028.723.004
Bank Name: An Binh Bank (ABBANK) - HaNoi Branch
Swift code: ABBKVNVX

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0451 001 944 487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công

* Tài khoản USD tại VietComBank: Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

0 nhận xét :

Ghi chú cho mẫu nhận xét:
- [img] ..link..[/img].
- [youtube] ...link...[/youtube].
- [nct]...link...[/nct].

:) :( :)) :(( =))

Recent Posts