Chia sẻ kinh nghiệm trong việc tìm liệt sĩ Nguyễn Hường
Sau 3 ngày tết Nguyên Đán 1966, vào khoảng mùng 6,7 tết thì lính Nam Triều Tiên càn quét tìm diệt cán bộ cách mạng, thực hiện chính sách dồn dân khỏi vùng giải phóng, anh Nguyễn Hường và người em gái từ biệt mẹ già, vợ và 3 con thơ; ngày 11/6/1966 người em gái của anh Hường hy sinh, anh và đồng đội chôn cất chu toàn và từ đó gia đình, người thân không tin tức gì về anh Hường; khi hòa bình thống nhất đất nước, sự đoàn viên của gia đình vắng bóng anh Nguyễn Hường. Năm 1976 UBND xã Phước Quang cấp bằng tổ quốc ghi công liệt sĩ Nguyễn Hường ghi hy sinh tháng 10/1968.
Năm 1981 người mẹ của anh Hường trước lúc lâm chung dặn dò các cháu nội cúng (giỗ) Ba con cùng ngày ông Nội là 13/8 Âm Lịch; các cháu lớn lên chẳng biết nơi hy sinh, mồ mả của anh Hường để trông nôm, tìm kiếm đều vô vọng. Lúc anh Nguyễn Hường xa gia đình đi chiến đấu, các con còn thơ ấu chưa nhận rõ mặt cha, khi trưởng thành đã hằng bao mong ước và chỉ mong sao một lần được nhìn mặt cha, sự khát vọng đó, khắc sâu trong tâm trí của các con anh Nguyễn Hường đã quyết tâm, dày công, vượt bao khó khăn tìm cho được hài cốt của cha (liệt sĩ Nguyễn Hường ) dù còn nắm xương tàn đưa về nghĩa trang có mồ êm, mả đặn, cùng anh em đồng đội.
Năm 2007, trên báo An Ninh Thế Giới đăng tải giới thiệu các nhà ngoại cảm và liên hệ được các nhà ngoại cảm, hướng dẫn tìm kiếm liệt sỹ, nhưng rồi không biết anh Nguyễn Hường hy sinh năm nào và ở đâu, căn cứ vào bằng tổ quốc đều không xác định được, tôi và cháu Nguyễn Đình Long con anh Hường lần tìm ra những đồng đội còn lại cho biết, trận càn lớn nhất, ác liệt nhất từ ngày 23/9/1966 đến 30/9/1966, nhiều cán bộ, nhân dân chết, bị thương, có người bị bắt và cũng xác định anh Nguyễn Hường hy sinh trong khoảng thời gian đó, tại Vùng Núi Bà thuộc xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, đồng thời, tra cứu lại lịch thế kỷ thì đúng vào ngày 9 đến 16 tháng 8 âm lịch như linh cảm lời căn dặn của Bà nội cháu Long.
Sau khi liên lạc được anh Vũ Thế Khanh tổng giám đốc Liên hiệp UIA, ở số 1 Đông tác và chị Nguyễn Thị Nguyện nhà ngoại cảm, nhất trí ngày giờ đăng ký hướng dẫn, vào đầu tháng 10/2009 tôi và cháu Nguyễn Đình Long con của anh Hường ra Hà Nội, đến số 1 Đông tác áp vong và đến chỗ chị Nguyễn Thị Nguyện (gọi cậu Nguyện) bảo “gia đình có 2 liệt sĩ, sao tìm một liệt sĩ “, tôi trả lời 1 liệt sĩ đã đưa vào nghĩa trang 1976, sau đó cậu Nguyên tả hình dạng, tính tình của liệt sĩ đều đúng và vẽ sơ đồ khu vực hy sinh, phần mộ liệt sĩ Hường.
Chị Nguyện chưa đến Bình Định và vùng núi Bà lần nào mà vẽ chỉ từ Hoài Nhơn vào quê liệt sĩ Hường và từ quê đi ngược lại (ra Núi Bà) gặp đường trục từ quốc lộ 1A chạy xuống biển, gặp đường trục mới, chạy ra hướng Bắc và theo đó ra gặp chốt Ngụy cũ (ở chân núi, trên núi cao có chốt lính Bắc Chung Hy (Nam Triều Tiên)) từ chốt Ngụy cũ ra phía bắc một đoạn, có nghĩa trang vào thắp hương, ra cổng nghĩa trang đi về hướng tây, Tây Bắc có Đền cũ thắp nhang, ra trước đền thì nhìn thấy cồn cát mô hẳn lên ở phía Đông – Đông Nam, vùng này có Đầm Hồ, ngược lại đi theo con đường dở hơi vào núi, dựa theo triền núi đi vào nơi đó có 7 cây dừa hoặc cây phi lao thẳng hàng, nếu 9 cây thì có 2 cây còi không tính (Tôi đã tính kỹ rồi), khu vực đó hiện nay bỏ hoan để thả bò, thả dê, không thuộc đất của ai, chính phần mộ liệt sĩ Hường nằm ở đó, cách phi lao thứ 4 tầm độ 7m, cùng 1 đồng đội; liệt sĩ Hường đầu phía Tây, chân ở phía Đông, một đồng đội thì hướng Nam, Bắc,
Khi đi khảo sát Núi Bà mênh mông trùng điệp, nằm phía Đông của 2 huyện Phù Cát, Phù Mỹ, gồm 14 xã, từ các cột mốc nói trên chúng tôi khảo sát và hỏi thăm những người lớn tuổi cung cấp, xác định được vị trí. Đó là núi Cả hay còn gọi núi Chà-Và thuộc dãy núi Bà, nay thuộc xã Cát Thành, huyện Phù Cát, phù họp sơ đồ đã vẽ, mới có chốt Ngụy Quân cũ ở chân núi, trên núi cao có chốt lính Bắc Chung Hy (Nam Triều Tiên), từ chốt ngụy ra hướng bắc có nghĩa trang 2 xã Cát Khánh, Cát Thành khoảng 2 km, ở Nghĩa trang lên đến Đền ( Đình) cũ của thôn Phú Dõng khoảng 3km, và ngược lại theo con đường “dở hơi “ là con đường xe độ, xe ben đi chở đá, gập gềnh, khúc khuỷu; từ triền chân núi bên này sang triền chân núi bên kia khoảng độ 3 km, theo dân làng xác định trước đây đúng có hàng dương liễu ( phi lao) 9 cây thẳng hàng, trong đó có 2 cây bị bom, pháo chặt cụt ngọn, người dân chặt lấy gỗ cách đây trên 5 năm.
Xác định được địa điểm dưới sự điều khiển từ xa và chụp hình ảnh khu vực gửi ra cậu Nguyện chấm điểm để đào tìm đều vô vọng; phải nói rằng ròng rã 6 tháng cứ vào ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần thì tôi và cháu Long con của liệt sĩ Nguyễn Hường có mặt ở vùng đó để khảo sát, dóng lại sơ đồ và đi theo sơ đồ, hướng dẫn của nhà ngoại cảm chấm điểm đi, chấm lại tên những tấm hình, tiến hành đào tìm đến 5 lần đều không đạt kết quả; sau đó cậu Nguyện hứa cử anh Tìm là người có kinh nghiệm trong thực tế để giúp, nhưng rồi anh Tìm không vào được, cháu Long phải nhờ các vị pháp sư từ thành phố Hồ Chí Minh ra khảo sát chấm điểm lần thứ 6 đào gặp hài cốt nằm theo hướng Đông Tây, hài cốt bị mục nát thành bột trắng xám còn ít xương vỡ, khó để giám định AND, theo một số người có kinh nghiệm cho rằng lấy ít máu của con, nhỏ vào máu không còn màu đỏ chuyển sang thành nước đó là hài cốt của người thân; nhằm kiểm tra độ chính xác tôi gọi cậu Nguyện hỏi thì cậu Nguyện trả lời “ các anh đào đúng phần đầu mộ liệt sỹ Hường, anh lên bên trên xem phần hài cốt đã hốt để trên tấm nhựa hay tờ báo gì đó thì có mảnh xương sọ nhỏ bóp nát mịn thì đúng hài cốt “ đúng vậy và cậu Nguyện nói tiếp “ bên dưới hố đào còn phần xương đầu, anh đã gôm lại thì trong đó có cái răng hóa thạch “, tôi xuống kiểm tra tìm thấy đúng có cái răng hóa thạch màu hơi vàng nằm trong bột xương đầu đúng như cậu Nguyện nói, lúc bây giờ gần 11 giờ chúng tôi vội đưa hài cốt liệt sĩ Hường về quê trước 12 giờ, gọi ra báo cậu Nguyện về trường hợp người đồng đội không lấy được … thế là cậu Nguyện mắng cho “ các anh vội về, lấy chưa hết phần bụng của liệt sĩ Hường, phải đào mở thêm về phía đông lấy cho hết phần chân, không nên làm cẩu thả vậy”. Sau đó chúng tôi cho đào lần theo dãy bột xương trắng, lấy hết phần chân của anh Hường trong đó có chân của một liệt sỹ đồng đội.
Khoảng gần 11giờ15, điện lại cậu Nguyện để hướng dẫn thêm thì cậu Nguyện nói:“ phần hài cốt của liệt sĩ Hường đủ rồi, còn phần mộ đồng đội tha thiết gia đình mình lấy đưa liệt sỹ về nghĩa trang “; vì chính quyền địa phương yêu cầu đưa hài cốt không rõ họ tên, địa chỉ, vào nghĩa trang thì phải có di vật để chứng minh là liệt sỹ, nếu có di vật bộ đội mới có, còn cán bộ dân chính, ít khi có di vật; như thế những vật dụng sắm nghi lễ để lấy hài cốt cho liệt sĩ đồng đội đều đốt ở nơi đó, về sau chúng tôi đã vun đắp thành ngôi mộ và dựng bia đá garnit đàng hoàng.
10h ngày 25/4/2010, sự khao khát ước mơ và quyết tâm đã trở thành hiện thực đối với các con của liệt sĩ Nguyễn Hường được một lần đã nhìn thấy hình hài của cha, nằm dưới 7 tấc đất, bên bờ suối cạn và triền núi hoang vu lạnh lẽo; các con của liệt sĩ Hường vừa mừng, vừa tủi, không những các con của liệt sĩ Hường mà còn đông đảo bà con nơi liệt sĩ hy sinh, nghe tin cũng khéo tới chúc mừng, mừng vui khôn xiết, bà con thân bằng quyến thuộc gần xa, những đồng đội năm xưa của liệt sĩ và nhân dân làng quê ra đón như người con xa quê 44 năm vắng biệt trở về; với sự trang nghiêm, về nghi thức lễ tri điệu của Nhà nước, đã làm cho cuộc tìm kiếm và tiễn đưa hài cốt liệt sĩ Nguyễn Hường về Nghĩa trang xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, mang ý nghĩa và tính nhân văn sâu sắc, giáo dục cao cho các con cháu và thế hệ mai sau.
Qua thực tiễn trên cho thấy:
- Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Miền Nam, cán bộ dân chính, du kích xã hy sinh không có hồ sơ lưu trữ, nếu có thì cá biệt, sau khi hòa bình thống nhất đất nước, Nhà nước thực hiện chính sách đền công đáp nghĩa thì mới kê khai lập hồ sơ truy phong liệt sĩ và năm 1976 mới cấp bằng tổ quốc ghi công; riêng liệt sĩ các đơn vị bộ đội, có hồ sơ liệt sĩ lưu trữ ở Ban chính sách Tỉnh đội, quân khu, sư đoàn. Vì vậy chúng ta mày mò tìm đồng đội của liệt sĩ còn sống hỏi thăm nơi hy sinh, năm hy sinh thật tương đối chính xác.
- Khi nhờ nhà ngoại cảm chỉ dẫn vẽ sơ đồ (đi tìm mộ liệt sĩ) thì chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm cao, đi khảo sát nhiều lần, nhiều địa điểm, phải có kiến thức hiểu biết xem sơ đồ đã vẽ, so với thực trạng hiện trường, đi theo sự chỉ dẫn và bản vẽ sơ đồ của nhà ngoại cảm, xác định được khoảng 70-75% trở lên mới tiến hành đào tìm không nên nóng vội; trong qua trình tìm kiếm khó khăn, cũng lắm người chỉ Thầy này, Bà nọ, Nhà ngoai cảm kia, việc tin phải có chọn lọc. Giống như trường hợp cậu Nguyện gia đình tôi phải mất mấy tháng trời và 6 lần tìm kiếm mới xác định được.
Điều quan trọng nhà ngoại cảm chỉ vẽ hướng và khu vực có mộ liệt sỹ chứ không vẽ chỉ chính xác 100% mộ liệt sĩ nằm ở đó, nhưng cũng có chi tiết đúng, cũng có nhiều chi tiết sai, chúng ta có niềm tin, suy đoán, chọn lọc ắt thành công, chúng ta khảo sát và xem bản sơ đồ xác định tương đối chính xác thì việc tìm kiếm và sự điều chỉnh từ xa của nhà ngoại cảm góp phần độ tin cậy chính xác.
Việc tìm kiếm mộ liệt sĩ rất khó khăn, không chẳng khác nào “ Tìm kim dưới đáy biển “
Quy Nhơn, ngày 15 / 8 / 2010
Lê Công Tâm
( Em bà dì của Liệt sĩ Hường trực tiếp tham gia)
You may also Like
Labels
Có gi hot?
Nhà ngoại cảm HỒ VĂN DŨ
Nhà ngoại cảm HỒ VĂN DŨ
NHÀ NGOẠI CẢM NGUYỄN THỊ HƯỜNG - Chuyên gia đón tiếp Vong linh tại Miền Trung
NHÀ NGOẠI CẢM NGUYỄN THỊ HƯỜNG - Chuyên gia đón tiếp Vong linh tại Miền Trung
Pride and Prejudice (1995) - 6 Mini - Vietsub - Mediafire
Pride and Prejudice (1995) - 6 Mini - Vietsub - Mediafire
(Mediafire) A hazard of hearts (1987) - Sự may rủi của trái tim - NEW LINK
(Mediafire) A hazard of hearts (1987) - Sự may rủi của trái tim - NEW LINK
Nghịch tí cho vui...
Nghịch tí cho vui...
Một số trang web hỗ trợ thiết kế blog
Một số trang web hỗ trợ thiết kế blog
Cho phụ nữ tuổi 30 đẹp mặn mà
Cho phụ nữ tuổi 30 đẹp mặn mà
Cô bé 4 tuổi mồ côi bị cắt cụt 2 chân
Cô bé 4 tuổi mồ côi bị cắt cụt 2 chân
Nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài áp vong gọi hồn
Nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài áp vong gọi hồn
Linh hồn - Những điều bí ẩn
Linh hồn - Những điều bí ẩn
0 nhận xét :
Ghi chú cho mẫu nhận xét:
- [img] ..link..[/img].
- [youtube] ...link...[/youtube].
- [nct]...link...[/nct].