Bệnh hạ cam mềm (Chancroid)

1. Định nghĩa:
Bệnh hạ cam mềm là bệnh lây truyền qua đường tình dục cấp tính, do vi khuẩn Gram âm - Haemophilus ducreyi gây ra. Biểu hiện lâm sàng là loét đau tại vị trí nhiễm trùng thường khu trú ở bộ phận sinh dục ngoài, tiến triển đến sưng mủ hạch vùng. 


2. Lịch sử bệnh:
Chancroid hay soft chancre hay ulcus molle - bệnh hạ cam mềm, lần đầu tiên được mô tả bởi Ricord và Bassereau( Pháp) vào năm 1852 và được chẩn đoán phân biệt với bệnh giang mai.
Tại đại học Naples (1889), Ducrey làm thí nghiệm lấy chất dịch mủ từ vết loét sinh dục của 3 bệnh nhân tiêm vào da vùng cánh tay của chính 3 người đó. Hàng tuần ông lấy dịch từ vết loét mới nhất tiêm vào da ở vị trí khác gần đó và thấy vết loét ngày càng rộng hơn. 


Ông đã mô tả được sinh vật hình gậy ngắn có kích thước 1,5 x 0,5m tập trung thành đám hình tròn, nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân tại thương tổn bệnh.
Sau 3 năm nghiên cứu Krefting và Unna đã mô tả và chứng minh chúng là vi khuẩn Gram âm.
Năm 1901, lần đầu tiên Himmel đã nuôi cấy được trực khuẩn H.ducreyi. Teague và Deibert thông báo phân lập được H.ducreyi từ 80% những bệnh nhân có lâm sàng nghi ngờ bệnh hạ cam.
Năm 1913, Ito thực hiện thí nghiệm tiêm vào da dịch mủ lấy từ hạch hạ cam, sau3 đến 7 ngày ông thấy xuất hiện sẩn có đường kính >8mm và khinuôi cấy dịch mủ đó ông đã xác định được chúng là trực khuẩn H.ducreyi. Năm 1921, Reenstierna- Viện Pasteur đã chứng minh được thí nghiệm của Ito.
3. Dịch tễ học:
Bệnh hạ cam có dịch tễ ở hầu hết các quốc gia, theo WHO ước tính hàng năm có khoảng 7 triệu người trên thế giới mắc bệnh này. Bệnh có tỉ lệ cao tại các quốc gia đang phát triển.
Bệnh lây trực tiếp từ người sang người qua quan hệ tình dục, không có vai trò của vật chủ trung gian.
Trong 2 thập kỷ nghiên cứu, người ta thấy rằng việc đổi tình dục để lấy tiền, thuốc phiện, cocain, rượu là yếu tố hành vi chính gây lây truyền bệnh này. Tỉ lệ nam: nữ là 10 :1.
Ở Mỹ, bệnh hạ cam thường xuất hiện rải rác, mặc dù bệnh đã trở thành dịch ở nhiều nơi. Bệnh hạ cam là đồng yếu tố lây truyền HIV giống như herpes sinh dục (HSV) và giang mai. Tỉ lệ nhiễm HIV cao ở người mắc bệnh hạ cam ở Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới. 10% ngườibệnh hạ cam đồng nhiễm giang mai và HSV ở Mỹ, tỉ lệ này còn cao hơn ở các quốc gia khác.
Ở Việt nam H. ducreyi là nguyên nhân hàng đầu gây loét sinh dục.
4. Lâm sàng:
Thời gian ủ bệnh: ngắn là 4 ngày, dài 10 ngày , trung bình 7 ngày, cá biệt 30 ngày.
4.1. Triệu chứng Chancre và vết loét:
Khởi đầu là sẩn mềm trên nền ban đỏ, sẩn thành mủ, vỡ thành vết loét.
Đặc điểm của vết loét:
Hình tròn, kích thước 1-2cm.
Bờ vết loét rõ, có thể chợt, bờ đôi có hai viền : viền trong vàng, viền ngoài đỏ.
Bề mặt vết loét có mủ vàng.
Đáy loét không bằng phẳng, lổm chổm và có những chồi thịt.
Vị trí : Loét hạ cam thường gặp ở bờ của bao quy đầu, rãnh quy đầu, quy đầu, thân dương vật. Ở nữ hay gặp ởâm hộ, môi lớn , môi nhỏ, có khi âm đạo, cổ tử cung.
Các vị trí cá biệt khác như: chancre mềm ở lưỡi, miệng,môi trên, vú, ngón tay, có thể ở vị trí chấn thương, trầy xước.
Chancre nằm trên vùng da phù nề, bóp mềm, đau nên gọi là hạ cam mềm.
Chancre tự tiêm nhiễm hay gặp ở nam giới.
Chancre tập kết là vừa nhiễm giang mai, vừa nhiễm Ducreyi, ban đầu chancre mềm đau, về sau rắn lại và không đau.
4.2. Triệu chứng hạch:
Hạch xuất hiện vài ngày đến 2 tuần sau phát chancre.
Thường hạch ở bẹn.
Hạch viêm đau, sưng to dần, làm mủ dính vào da bên trên.
Sau đó vỡ ra thành lỗ dò có màu chocola chảy ra.
Trên lỗ dò tự tạo chancre mới gọi là tự hoá chancre.
Hạch mủ có thể gây biến chứng viêm đường bạch huyết thân dương vật thành nhiều apxe nhỏ hay thành loét lớn ở vùng bẹn.
5. Chẩn đoán:
5.1. Chẩn đoán xác địnhdựa vào:
Thời gian ủ bệnh
Tiền sử quan hệ
Lâm sàng: đặc điểm của chancre , vết loét và hạch
Xét nghiệm:
Tìm trực khuẩn ducreyi : lấy mủ từ bờ thương tổn nhuộm Gram, Giêmsa hoặc Wright
Xác định trực khuẩn Ducreyi trong môi trường nuôi cấy chuyên biệt là thạch máu , 35 độ, có CO2 . Kết quả đọc sau 4-5ngày, độ nhạy <80%. Hoặc PCR.
5.2. Tiêu chuẩnchẩn đoán khác (Theo CDC 2006):
- Có một hay nhiều vết loét sinh dục đau
- Không có bằng chứng nhiễm xoắn trùng giang mai trên kính hiển vi nền đen từ dịch vết loét.Test huyết thanh giang mai thực hiện ít nhất 7 ngày sau xuất hiện loét âm tính.
- Biểu hiện lâm sàng là loét sinh dục có hạch vùng điển hình của bệnh hạ cam
- Test HSV thực hiện từ dịch vết loét âm tính
6. Biến chứng:
Hẹp nghẽn bao quy đầu, loét sâu quảng, tạo hạch.
7. Điều trị:
7.1. Nguyên tắc:
Điều trị bệnh nhânvà bạn tình của họ.
Giáo dục sức khỏe về quan hệ tình dục an toàn.
Điều trị dứt điểm ngay từ đầu, giải quyết ngay cáctriệu chứng lâm sàng.
Phòng ngừa sự lây truyền cho người khác.
Trong trường hợp nặng điều trị khỏi nhưng có thể có sẹo, hạn chế thấp nhất tình trạng sẹo xấu..
7.2. Phác đồ:
Azithromycin 1guống 1 lần duy nhất.
Hoặc Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất
Hoặc Ciprofloxacin 500mg uống 2 lần mỗi ngày trong 3 ngày
Hoặc Erythromycin 500mg uống 3 lần mỗi ngày trong 7 ngày
7.3. Lưu ý:
- Ciprofloxacin chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Azithromycin và Ceftriaxone được ưa dùng vì sử dụng liều duy nhất
- Ciprofloxacin và Erythromycin được báo cáo là có đề kháng
- Bệnh nhân nam cần xét nghiệm HIV, giang mai khi chẩn đoán bệnh hạ cam, kiểm tra xét nghiệm giang mai và HIV sau 3 tháng khi xét nghiệm lần đầu âm tính.
- Thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào: kích thước vết loét, vết loét lớn có thể trên 2 tuần mới khỏi.
Khỏi chậm trong trường hợp vết loét ở bao quy đầu.
-Lành hạch bẹn lâu hơnlành vết loét nên cầndẫn lưu hạch và uống thêm aspirin với mục đích chống viêm, giảm đau.
7.4. Theo dõi:
Bệnh nhân cần được khám lại sau 3-7 ngày kể từ ngày điều trị đầu tiên.
Nếu điều trị có kết quả thì vết loét cải thiện triệu chứng sau 3 ngày.
Nếu sau 7 ngày không cải thiện lâm sàng thì cần phải xem xét:
Chẩn đoán có đúng không?
Liệu có đồng tồn với một STD khác không?
Có nhiễm trùng HIV không?
Bệnh nhân có tuân thủ điều trị không?
Vi khuẩn có đề kháng với thuốc điều trị không?
7.5. Quản lý bạn tình:
Kiểm tra và điều trị bạn tình, không quan tâm đến có triệu chứng hay không, miễn là có quan hệ tình dục với người bệnh trong vòng 10 ngày trước khi bệnh nhân xuất hiện thương tổn.
7.6. Những xem xét đặc biệt:
7.6.1. Phụ nữ có thai:
An toàn và hiệu quả của Azithromycin trên phụ nữ có thai và cho con bú chưa có công bố.
Ciprofloxacin chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú
Đã có báo cáo bệnh không gây biến chứngnặngtrênphụ nữ có thai
7.6.2. Nhiễm HIV phối hợp:
Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ vìnhững trường hợp này có thể điều trị chậm lành hoặc thất bại.
Có bằng chứng về điều trị thất bại với liều đơn, một số chuyên gia thích dùng Erythromycin trong 7 ngày.

Tài liệu tham khảo:
1. AllanR. Ronald, William Albritton/Chacrroid/sextramsthird edi, p515-520.
2. MarkA Crowe, MD/Chacroid/Sep 16, 2005.
3. Alexandre F Migala, DO/Chacrroid / May,12, 2006.
4. Kimberly A . Workowski, MD et al/Sexually transmitted disease treatment guidelines, 2006, p20-23.



Theo quyhoandh.org.vn

0 nhận xét :

Ghi chú cho mẫu nhận xét:
- [img] ..link..[/img].
- [youtube] ...link...[/youtube].
- [nct]...link...[/nct].

:) :( :)) :(( =))

Recent Posts