Quần chip và những hiểu lầm tai hại
Chiếc quần chip rõ ràng bé tẹo, nhưng không hẳn ai cũng hiểu hết về cách sử dụng nó đâu nhé!
Hiểu lầm 1: Quần chip là đồ mặc bên trong, không tiếp xúc với nắng, bụi, nên chỉ cần thay 1 lần/ngày là đủ. Thậm chí, trong những ngày dùng băng vệ sinh, tớ không nhất thiết phải thay.
Sự thực: Dù không bị bụi bẩn từ môi trường bên ngoài, nhưng quần nhóc lại tiếp xúc trực tiếp với “cô bé”. Điều đó có nghĩa, nó sẽ phải “gánh chịu” những tạp chất không sạch sẽ mà “cô bé” thải ra qua quá trình tự làm sạch cơ thể. Do đó, theo lời khuyên của các bác sĩ, để quần chip không trở thành “sào huyệt” của vi khuẩn gây viêm nhiễm, bạn nên thay ít nhất 2 lần một ngày.
Ngoài tiếp xúc với “cô bé”, quần chip còn phải “gánh chịu” toàn bộ lượng mồ hôi có ở mông và những vùng xung quanh. Thế nên, bạn vẫn cần thay quần chip ngay cả khi sử dụng băng vệ sinh. Đặc biệt, trong những ngày nguyệt san “tràn bờ”, bạn nên thay ngay lập tức mặc dù băng vệ sinh có thể “cách ly” vết bẩn đó với “cô bé”. Lý do là: thứ nhất, vết máu để lâu sẽ rất khó giặt sạch. Thứ hai, máu kinh nguyệt tuy là máu sạch, nhưng khi đã ra khỏi cơ thể, nó sẽ chứa rất nhiều tạp chất cũng như vi khuẩn có hại. Do vậy, cứ “mang nó theo mình” sẽ rất mất vệ sinh.
Hiểu lầm 2: Để tránh vi trùng vi khuẩn có ở môi trường bên ngoài lợi dụng cơ hội “vườn không nhà trống” để tấn công “cô bé”, tớ cần diện quần chip 24/24, ngay cả khi đi ngủ.
Sự thực: Cũng như bạn, nhiều người vẫn cho rằng, mặc quần nhóc khi đi ngủ sẽ có lợi cho “cô bé”. Nhưng sự thực thì chưa hẳn như vậy. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, tốt nhất, bạn nên để “cô bé” được tự do thoải mái vào ban đêm. Sự “bảo hộ” của quần chip trong thời gian này sẽ khiến “cô bé” không thể “hít thở” không khí trong lành. Và khi “vùng kín” bị giữ ẩm liên tục và bí bách, nó sẽ là môi trường thuận lợi cho nấm men hoạt động. Cho nên, để tăng lưu lượng không khí lưu thông vào nơi nhạy cảm này, hãy từ bỏ quần chip khi đi ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc bệnh nào đó với những vết lở loét trên “vùng cấm địa”, một chiếc quần chip sẽ giúp bạn cách ly vết thương hở với vi khuẩn có sẵn trong môi trường.
Hiểu lầm 3: “Tuổi thọ” của quần chip phụ thuộc vào độ bền của nó. Vì thế, tớ chỉ cần thay quần chip khi nó đã trở nên te tua.
Sự thực: Người xưa vẫn nói: “Của bền tại người”, nhưng với một chiếc quần nhóc thì điều đó chưa hẳn đúng. Bởi vì cho dù có nâng niu nó đến mức nào, bạn cũng nên thay một chiếc quần mới khi đã sử dụng được 6 tháng. Vì vậy, nếu ai có quan niệm, cứ mua quần thật đắt để dùng lâu dài thì đã bé cái lầm. Sử dụng quần quá cũ sẽ không tốt cho sức khỏe của “cô bé”, và tuổi thọ của quần chip thông thường chỉ là 6 tháng thôi. Sau thời gian đó, dù nó có đẹp đến đâu bạn cũng nên xếp vào tủ quần áo cũ. Đặc biệt, trong trường hợp bạn đang điều trị nấm phụ khoa, hãy thay một chiếc quần khác khi đã khỏi bệnh. Sử dụng lại quần cũ sẽ khiến bạn bị tái nhiễm. Còn nếu không thể làm việc này, bạn nhớ dội nước sôi 100 độ vào đũng quần trước khi sử dụng nhé. Chỉ có nhiệt độ cao như vậy mới diệt tận gốc những sợi nấm bướng bỉnh đang cố bám trụ lại.
Hiểu lầm 4: Quần chip là độ mặc trong nên không cần quá để ý đến màu sắc. Tớ có thể chọn màu xanh, đỏ, tím, vàng... tùy ý, miễn là mình thích.
Sự thực: Đúng là bạn có thể sử dụng quần chip với đủ loại màu sắc, nhưng các bác sĩ phụ khoa khuyên bạn nên dùng những chiếc sáng màu. Bởi lẽ, bình thường thì không vấn đề gì, nhưng khi “cô bé” của bạn bị “ốm”, bạn sẽ không thể phát hiện bệnh qua khí hư nếu mặc quần có màu sặc sỡ. Những chiếc quần ấy chỉ có thể “nhận diện” khí hư bất thường có màu trắng mà thôi. Trong khi đó, quần nhóc sáng màu có thể cho ta thấy chân dung của tất cả những “vị khách không mời” ấy.
Hiểu lầm 5: Chẳng ai quan tâm đến việc bạn có bao nhiêu cái quần chip trong tủ, vì thế không cần thiết phải có quá nhiều để thay đổi. Hai cái là đủ đáp ứng nhu cầu rồi.
Sự thực: Quần chip đương nhiên chẳng cần có quá nhiều, nhưng hai cái hình như là quá ít. Bạn sẽ làm gì khi trời mưa và quần không kịp khô? Hay trong những ngày đèn xanh đèn đỏ, chẳng may nguyệt san “tràn bờ” thì làm thế nào khi chiếc quần kia chưa thể sử dụng? Vì thế, để đề phòng những tai nạn kiểu này, bạn cần có ít nhất 5 chiếc quần nhóc trong tủ của mình.
Bạn đang mắc phải một trong những hiểu lầm nào phía trên? Hãy nhanh nhanh xóa bỏ những hiểu lầm ngốc xít đó bằng số kiến thức vừa cập nhật xong nhé!
You may also Like
Labels
Có gi hot?
Nhà ngoại cảm HỒ VĂN DŨ
Nhà ngoại cảm HỒ VĂN DŨ
NHÀ NGOẠI CẢM NGUYỄN THỊ HƯỜNG - Chuyên gia đón tiếp Vong linh tại Miền Trung
NHÀ NGOẠI CẢM NGUYỄN THỊ HƯỜNG - Chuyên gia đón tiếp Vong linh tại Miền Trung
Pride and Prejudice (1995) - 6 Mini - Vietsub - Mediafire
Pride and Prejudice (1995) - 6 Mini - Vietsub - Mediafire
(Mediafire) A hazard of hearts (1987) - Sự may rủi của trái tim - NEW LINK
(Mediafire) A hazard of hearts (1987) - Sự may rủi của trái tim - NEW LINK
Nghịch tí cho vui...
Nghịch tí cho vui...
Một số trang web hỗ trợ thiết kế blog
Một số trang web hỗ trợ thiết kế blog
Cho phụ nữ tuổi 30 đẹp mặn mà
Cho phụ nữ tuổi 30 đẹp mặn mà
Cô bé 4 tuổi mồ côi bị cắt cụt 2 chân
Cô bé 4 tuổi mồ côi bị cắt cụt 2 chân
Nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài áp vong gọi hồn
Nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài áp vong gọi hồn
Linh hồn - Những điều bí ẩn
Linh hồn - Những điều bí ẩn
0 nhận xét :
Ghi chú cho mẫu nhận xét:
- [img] ..link..[/img].
- [youtube] ...link...[/youtube].
- [nct]...link...[/nct].