Chấm dứt những cơn đau ở ''núi đôi''

Những cơn đau ở “núi đôi” dường như đã khá quen thuộc với các XX. Có nhiều bạn thậm chí còn bi quan cho rằng “mình sẽ sống chung với nó cả đời”. Nhưng kì thực, bạn hoàn toàn có thể chấm dứt những cơn đau này.

Xác định nguyên nhân gây đau 

Phần lớn chúng ta đều đã từng bị “đau ở núi đôi”, nhưng ít người để ý và theo dõi xem mình bị đau như thế nào. Nhất là khi cơn đau ấy nhẹ, không kéo dài và biến mất sau vài ngày. Chỉ khi cơn đau ở “núi đôi” trở nên nặng hơn, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, chúng ta mới bắt đầu lo lắng tìm hiểu nguyên nhân. 

Nếu bạn bị đau ở “núi đôi”, bạn hãy tự theo dõi và tìm hiểu xem mình thuộc nhóm nào sau đây nhé. Dĩ nhiên, việc bạn thuộc nhóm nào sẽ giúp bạn có cách giảm đau hiệu quả tương ứng của từng nhóm đó.

Nguyên nhân gây đau ở “núi đôi” phổ biến nhất là đau theo chu kì kinh nguyệt. Đây chính là nguyên nhân hầu hết XX đều biết đến. Thông thường, đau theo chu kì kinh nguyệt đa phần là đau nhẹ, chỉ gây một chút khó chịu và thường bắt đầu vài ngày trước khi có kinh. Thông thường, cơn đau xuất hiện ở phần bên trên và bên ngoài của “núi đôi”. Một vài trường hợp còn lan sang cả bên trong của cánh tay trên. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị đau kéo dài 1-2 tuần trước khi có kinh. Nhưng sau khi có kinh thì triệu chứng đau sẽ giảm dần và biến mất. Nguyên nhân là do sự thay đổi của nội tiết tố, do bị strees, bị chậm kinh,…

Nguyên nhân thứ hai gây đau ở “núi đôi” được biết đến là đau không theo chu kì. Đúng như tên gọi của nó, những cơn đau này đến và đi một cách bất ngờ, không báo trước và không liên quan gì đến chu kì kinh nguyệt của XX. Cơn đau có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên “núi đôi”. Nguyên nhân chủ yếu gây ra những cơn đau này có thể do “núi đôi” của bạn bị chấn thương vì va đập, bị đụng mạnh, hoặc nếu bạn có khối u nang to chèn ép mô vú, bị nhiễm trùng vú,… 

Vào chu kì kinh, XX có thể bị đau ở núi đôi

Làm thế nào để giảm đau ở núi đôi?

Sau khi xác định được nguyên nhân gây đau ở “núi đôi”, XX sẽ dễ dàng tìm ra cách để chấm dứt những cơn đau này.

Phần lớn những cơn đau ở “núi đôi” do chu kì kinh nguyệt đều không đến mức phải điều trị vì chúng khá nhẹ và thường chấm dứt ngay sau khi có kinh. Nếu bạn thấy chúng khá phiền phức và muốn giảm nhẹ những cơn đau này, bạn chỉ cần nghỉ ngơi thư giãn, có chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin, giảm chất béo, hạn chế rượu, cà phê, thuốc lá, tránh căng thẳng, mệt mỏi… Như thế là đã có tác dụng đáng kể rồi. Một số ít các XX bị những cơn đau ghê gớm hành hạ có thể đến gặp bác sĩ để được kê thuốc giảm đau hợp lí.

Trong trường hợp XX bị đau ở “núi đôi” không theo chu kì, cần căn cứ vào nguyên nhân cụ thể gây đau để có biện pháp thích hợp. Nếu do bị u nang chèn ép, XX cần điều trị chọc hút nang hoặc bóc u nang. Nếu do bị chấn thương, va đập, XX cần được kiểm tra, thăm khám xem có bị tụ máu, tổn thương ở đâu để có biện pháp thích hợp. 

Lời kết

Đau ở “núi đôi” là nỗi phiền toái của khá nhiều XX, nhưng nếu bạn hiểu về nó và có biện pháp để “sống chung với lũ” thì nó sẽ trở nên đơn giản phải không nào? Hy vọng những cơn đau ở “núi đôi” sẽ không làm khó bạn nữa.

0 nhận xét :

Ghi chú cho mẫu nhận xét:
- [img] ..link..[/img].
- [youtube] ...link...[/youtube].
- [nct]...link...[/nct].

:) :( :)) :(( =))

Recent Posts