Chỉ đường tìm mộ liệt sĩ
>> Gọi hồn cụ Đề Thám
Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm.
Từ hàng chục năm nay, bắt đầu từ tiểu luận của giáo sư Trần Phương với tựa đề: "Tìm mộ Liệt sĩ - Một hành trình bí ẩn", đã gây ấn tượng mạnh trong dư luận xã hội. Những ý kiến trái chiều của các nhà nghiên cứu khoa học đã can thiệp sâu vào hiện tượng này. Nhưng hiện tượng này vẫn được tồn tại và gần như công khai hoạt động với sự bảo trợ của Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam, ở số 1 phố Đông Các. Hoạt động tìm mộ của các nhà ngoại cảm Việt Nam đã giúp cho bao gia đình Việt Nam tìm được thân nhân của mình mất tích trong chiến tranh. Đây là một hoạt động mang tính nhân bản góp phần giải tỏa "nỗi buồn chiến tranh"(*) mà lịch sử để lại.
Trên thực tế Thiên Sứ tôi cũng chỉ nghe nói và tham khảo qua tài liệu, tuy đã hai lần can thiệp vào việc tìm mộ bằng cách toán quẻ từ xa, nhằm xác định vị trí chính xác của ngôi mộ. Nhưng đây là lần đầu tiên Thiên Sứ tôi trực tiếp tham gia vào công việc này với thân nhân liệt sĩ.
Tôi đang ở Quảng Ngãi làm phong thủy cho một thân chủ ở đây, thì nhận được cú điện thoại của một thân chủ cũ. Anh ta có việc ra Quảng Ngãi giúp gia đình bên vợ tìm mộ một người cháu nuôi là liệt sĩ Vũ Văn Sơn, quê ở Lạch Tray Hải Phòng, hy sinh ở Quảng Ngãi năm 1972. Lần trước, anh ta cũng đi tìm mộ và khi đến địa điểm cần tìm, đã được sự tư vấn của tôi, đào lùi hai mét xuống phía Tây Nam và tìm được mộ. Bởi vậy, anh ấy tín nhiệm tôi. Đây không phải lần đầu tiên tôi toán quẻ xác định địa điểm tìm mộ. Lần trước, có một Việt Kiều Úc làm ăn ở Việt Nam, cũng tìm mộ một người thân chết ở bãi biển Cà Mau, cũng đào không thấy và nhờ sự tư vấn từ xa của tôi. Tôi cũng dùng hình thức toán quẻ để xác định địa điểm và cũng tìm được mộ. Tôi ở lại Quảng Ngãi thêm một ngày để chờ thân chủ của tôi ra và cùng đi tìm mộ với toán của anh ấy.
Chiều hôm 13 - 7, anh ta xuống sân bay Đà Năng với người em vợ - thân nhân liệt sĩ - và ra Quảng Ngãi vào chập tối hôm đó. Họ cùng ở Khách sạn Sông Trà Petro với tôi. Đây là một khách sạn cao cấp ba sao khá đầy đủ tiện nghi. Sáng hôm sau, anh ta và người em vợ đi xuống Đức Phổ tiền trạm và chờ đoàn tìm mộ gồm các bạn chiến đấu với mấy người bà con từ Hải Phòng đến.
Cả ngày hôm sau - 14 - 7 - vì ban ngày tranh thủ vẽ sơ đồ phong thủy cho thân chủ, nên tôi quên không ăn cơm sáng. Chiều tôi đi ăn cơm sớm và bỏ quên điện thoại đang sar pin ở khách sạn. Bởi vậy, suốt buổi chiều tối hôm ây chúng tôi không gặp nhau. Khoảng 9 giờ tối, anh ta vào phòng tôi tỏ ý lấy làm tiếc vì không gặp để cùng đi ăn tối, anh ta muốn giới thiệu tôi với mấy bạn chiến đấu của liệt sĩ. Có điều mâu thuẫn về địa điểm liệt sĩ Sơn hy sinh giữa các nhà ngoại cảm và bạn chiến đấu của ông là: Tất cả các bạn chiến đấu, đều cho rằng vị liệt sĩ này hy sinh ở trận Ba Tơ cách Đức Phổ 30 km. Nhưng các nhà ngoại cảm thì xác định rằng liệt sĩ Sơn hy sinh ở Đức Phổ. Anh Việt - tên thân chủ của tôi - mở cho tôi nghe băng ghi âm của nhà ngoại cảm Năm Nguyện. Trong băng bà Nguyện miêu tả rành rọt về vị trí chôn vị liệt sĩ này và miêu tả chi tiết đường đi xuống mộ. (Khi tôi viết những dòng này việc đi tìm mộ vẫn tiếp tục, bởi vậy tôi sẽ đưa nội dung cuộn băng lên đây sau). Bà vẽ hẳn một bản đồ địa hình khu vực cần tìm. Dưới đây là bản đồ đi tìm mộ Liệt sĩ Vũ Văn Sơn do bà Năm Nguyện phác thảo.
Bản đồ phác thảo tổng quát |
Cận cảnh chi tiết vị trí mộ liệt sĩ |
Xác định mục đích của bản đồ và dấu ấn huyền bí của văn minh Lạc Việt. |
"Ngày mai, mời thày đi cùng chúng tôi. Thày sẽ chứng kiến tất cả sự huyền bí liên quan đến bản đồ này. Nhưng có điều là vị trị mộ liệt sĩ liên quan đến các vật chuẩn định vị cụ thể như con suối, đường mòn và cây mít có sai lệch. Bởi vậy, nhờ thày định vị chính xác một liệt sĩ nằm ở đâu. Gia đình chúng tôi quyết định đi theo hướng những nhà ngoại cảm chỉ dẫn".
Tôi tán thành quyết định của anh Việt và gia đình anh ta.
Trong điều kiện này, khả năng tiên tri của các nhà ngoại cảm được tín nhiệm hơn trí nhớ.
Sáng hôm sau, chúng tôi dây sớm và chuẩn bị cuộc hành trình. Lúc ấy, tôi mới gặp ba cựu chiến binh chiến trường vốn là bạn chiến đấu của liệt sĩ Sơn. Các anh ấy đều mặc quân phục và mang lon sĩ quan. Người cấp bậc cao nhất là Đại úy. Họ đều đã ra khỏi quân ngũ từ lâu. Làm thủ tục trả phòng, chờ đợi nhau khoảng hơn nửa tiếng chúng tôi mới xuất phát. Đầu tiên là đi ăn sáng.
Từ thành phố Quảng Ngãi đến Đức Phổ khoảng 40 km, tôi mệt quá, nên ngủ chập chờn trên xe. Trên đường đi, Vịnh chỉ cho tôi những địa danh trên bản đồ mà nhà ngoại cảm Năm Nguyện đã hướng dẫn: Trụ sở Ủy Ban Nhân dân xã Phổ Nhân (Trong cuốn băng có nói rõ địa danh này như sau: Các anh sẽ đến xã "Phổ Nhân" hay "Nhân Phổ"); Nghĩa trang liệt sĩ Xã Phổ Nhân...Xe đi lướt qua nên tôi không chụp hình kịp. Anh Việt an ủi tôi: "Không sao thày ah! Lát nữa chúng ta đằng nào cũng phải quay lại nơi đây!". Xe dừng lại ở Ngã Ba giữa đường lộ và một đường mòn lớn như trong bản đồ. Băng ghi âm lời "cậu" Nguyện (Bà Năm Nguyện tự xưng là cậu và mọi người đều gọi bà bằng "Cậu") - nói rõ: "Tuy gọi là đường mòn , nhưng xe oto vào được". Con đường ấy đây:
Cậu Nguyện còn nói rõ rằng: Đi thẳng con đường này sẽ gặp một con suối:
Điều kỳ lạ hơn là trong băng ghi âm "Cậu Nguyện" cũng nói rõ thửa ruộng của một ông có tên bắt đầu bằng vần "Th..". Điều này được miêu tả trên bản đồ mà quí vị có thể thấy chữ "Th.." mé bên trái, bên dưới bản đồ, phía trên chữ "lạch nước". Ông ấy đây và tên là Thành:
Ông Thành, chủ miếng ruộng gần mộ Liệt sĩ, người có tên vần "Th..." trong băng và ghi trên bản đồ. |
Còn đây chính là thửa ruộng của ông Thành trên bản đồ.
Tuy nhiên có điều là thửa ruộng của bà "H" thì không tìm thấy. Nhưng đó lại chính là người nữ chủ thửa ruộng tên là Hoa Chem (Hay Cheng - do cách phát âm tôi nghe không rõ). Sau con suối quả là có một thung lũng và có một cái đầm lớn mà dân địa phương gọi là Đầm Hồ. Hoàn toàn chính xác một cách kỳ lạ.
Theo hướng dẫn của "Cậu Nguyện" qua băng ghi âm:
"Mộ liệt sĩ nằm cách con suối khoảng 75 m nhìn về hướng Bắc và cách đường mòn khoảng 9 m, cách một cây mít lâu năm khoảng 11 m....".
Chúng tôi bắt đầu quan sát tất cả các khu vực chung quanh. Cảnh quan chỗ chúng tôi quan sát hoàn toàn đúng hệt như sư miêu tả của "Cậu Nguyện" trong băng ghi âm: Có ruộng, lạc và mía, có cây mít từ hơn 30 năm nay....Sự miêu tả chính xác đến mức kỳ lạ, dù cậu Nguyện chưa hề đến nơi đây. Cậu Nguyện còn cho biết rằng: Gần chỗ liệt sĩ Vũ Văn Sơn nằm có một tòa cổ miếu.
Những người dân địa phương cho biết, quả là có tòa miếu cổ này. Nhưng nó đã bị san phẳng vào năm 1967 trong chiến tranh. Bây giờ chỉ còn cái nền miếu. Đây cũng là một địa điểm mà "Cậu Nguyện" yêu cầu chúng tôi phải làm một lễ ở nơi này....
Nơi đây ngày trước 1975 là một vùng chiến tranh. Thửa ruộng mà chúng tôi tìm mộ liệt sĩ nằm giữa hai quả đồi là địa điểm đóng quân của hai bên. Bính lính của cả hai bên đều chết rất nhiều ở đây, tuy không có những trận đánh lớn. Như vậy, khả năng liệt sĩ Sơn nằm ở đây là rất cao. Những cựu quân nhân là bạn chiến đấu của ông - mặc dù vẫn cho rằng anh Sơn hy sinh ở Ba Tơ - nhưng vẫn nhiệt tình cùng gia đình tìm mộ theo hướng dẫn của các nhà ngoại cảm.
Bản thân tôi sau khi xác định vị trí trên bản đồ, dùng con lắc để kiểm tra và dự báo một địa điểm mộ liệt sĩ Sơn có khả năng nằm ở trên thửa ruộng trồng lạc.
Dùng con lắc để tìm vị trí một liệt sĩ Vũ Văn Sơn. |
Ông Kiên - Người dân địa phương xác định vị trí những nấm đất trên ruộng trồng lạc (Đậu phộng), trùng khớp với dự báo của tôi. |
Tôi yêu cầu anh Vịnh và thân nhân gọi điện cho Cậu Nguyện để xác định vị trí tìm mộ của tôi có đúng không. Nhưng anh Vịnh nói: "Thưa thày! Cậu Nguyện yêu cầu chúng tôi phải làm đủ ba lễ ở ba địa điểm yêu cầu đã, sau đó mới đi tìm và xác định mộ liệt sĩ được. Chúng ta chưa làm lễ, gọi Cậu Ngay sợ không linh".
Ba địa điểm đó là:
1 - Nghiã trang liệt sĩ xã Phổ Nhân ghi trên bản đồ.
2 - Tại nền tòa cổ miếu mà cậu Nguyện cho rằng vong linh các liệt sĩ thường tụ về đây.
3 - Tại thửa ruộng được chọn làm địa điểm đào tìm.
Tôi đồng ý thực hiện theo yêu cầu của cậu Nguyện. Chúng tôi bắt đầu thực hiện lễ cúng từ nghĩa trang liệt sĩ là địa điểm ghi trên bản đồ chính xác một cách kỳ lạ.
Tôi, Vịnh và một cậu nữa đi taxi riêng ra Nghĩa trang Liệt sĩ xã Phổ Nhân. Các cựu chiến binh - bạn chiến đấu của liệt sĩ Vũ Văn sơn ra sau cùng với đồ lễ, vì xe của chúng tôi hơi nhỏ. Chúng tôi hành lễ ở đây rất nghiêm cẩn và thành tâm. Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp và dự báo của tôi về việc phải đào tìm mộ lần thứ hai sẽ không xảy ra.
Nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Nhân - Một địa danh được định vị chính xác trên bản đồ. |
Chuẩn bị đồ lễ cho đồng đội đã hy sinh.... Đặt lễ Lễ bạc, lòng thành, cầu xin anh linh các vong hồn liệt sĩ....phù hộ Hóa vàng...... |
Lễ thần linh ở nền cổ miếu |
Sắp lễ tại thửa ruộng mà tôi dự báo. |
Một điều kỳ lạ nữa là bà chủ ruộng lạc, nơi chúng tôi sẽ tìm mộ, cũng ra đòi khấn vong linh các liệt sĩ nằm nơi đây. Bà cho biết từ khi về canh tác trên thửa ruộng này, bà luôn nằm mơ thấy ba người bộ đội trẻ đến gặp và xin bà cho ở nhờ. Bà xác định một người xưng tên là Sơn (Trùng với tên liệt sĩ Vũ Văn Sơn), một người tên Dũng và một người nữa bà không nhớ tên.....Bà ra cầu nguyện và an ủi vong linh các liệt sĩ sớm được trở về với quê nhà.....
Nhưng có điều là khi cầu nguyện xong, bà xin Âm Dương để chuyển mộ các liệt sĩ về quê nhà thì đều không nghiệm.... |
Xong hoàn tất ba lễ, cũng gần 12 giờ trưa, em nuôi của liệt sĩ Sơn gọi điện cho cậu Nguyện, nhưng không được. Mọi người về nhà ông Thành ăn cơm. Ngày hôm ấy, trời không nắng lắm và cũng không mưa, nhưng tôi vẫn rất mệt vì thức khuya và dậy sớm. Tôi nghĩ công việc của tôi đã hoàn tất, phần còn lại tôi có thể tư vấn từ xa qua điện thoại, nên tôi không ăn cơm và cáo biệt ra về.
Tối hôm đó, tôi mệt phờ cả người vì thức khuya, dậy sớm lại phơi nắng suốt ngày. Nhưng tôi cũng ráng gọi điện thoại hỏi thăm Vinh xem tình hình tìm mộ như thế nào. Vinh cho biết: Vào đầu giờ chiều, cậu Nguyện và hai nhà ngoại cảm khác cho rằng chỗ tôi chỉ bị sai. Mộ các liệt sĩ nằm phía trên chỗ tôi chỉ gần 30m. Tức là gần cây mít hơn. Họ đã tiến hành đào theo sự chỉ dẫn của các nhà ngoại cảm, nhưng vẫn chưa tìm thấy mộ. Vịnh cho biết: "Ngày mai (16/ 7/ 2010 - tức là ngày tôi đang gõ những hàng chữ này) sẽ tiếp tục làm năm lễ nữa và tiếp tục tìm mộ. Diễn biến thế nào sẽ cho tôi biết sau".
Bây giờ là 14 giờ ngày 16/07/2010. Tôi vẫn chưa nhận được tin tức gì về diễn biến sự việc. Nhưng dù có thế nào, việc vẽ bản đồ chính xác một nơi mà minh chưa hề bước chân tới quả là điều kỳ lạ. Điều này chỉ có thể thực hiện được với bản đồ vệ tinh - một kết quả của nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay. Nhưng ngay cả bản đồ vệ tinh cũng không thể xác định được địa danh trên bản đồ, nếu không có chú thích - và thật là huyền bí khi những nhà ngoại cảm Việt Nam còn định danh được cả tên những người sống quanh đó. Cái này thì nền khoa học tiên tiến nhất cũng chịu.
Tôi chân thành cầu chúc cho họ, những con người đầy nhân nghĩa ấy sẽ sớm tìm được mộ liệt sĩ.
Bây giờ là 22giờ 16/07/2010. Vào lúc 18g chiều nay tôi có gọi điện tới Vinh thì được anh ta cho biết:
Đoàn của anh đã hoàn tất 5 lễ, sau đó tiến hành đào theo hướng dẫn của các nhà ngoại cảm. Vị trí đào lần thứ nhất trong ngày hôm nay không tìm thấy. Tiến hành đào lần thứ hai ở cách vị trí tôi chỉ 5 m, cũng chưa tìm thấy. Hiện đoàn đã về thành phố Quảng Ngãi để nghỉ ngơi. Sáng hôm sau tiếp tục tìm cốt.
Cho dù là các nhà ngoại cảm dự báo sai ba lần vị trí cụ thể của mộ liệt sĩ và ngày mai mộ tìm được đâu đó trong khu vực khoảng gần một hecta này thì vẫn là một sự chính xác đến tuyệt vời, có thể nói tương đương với sự dẫn đường của vệ tinh cho một tên lửa điều khiển từ xa cách hai ngàn cây số.
Phải chăng, trong cấu trúc sinh học của các nhà ngoại cảm Việt có những cơ chế tương ứng với cơ chế của những vệ tinh định hướng và là một sự tổng hợp những cơ chế khác mà sự phát minh khoa học sẽ phát kiến sau này, để có thể biết rõ đến tên những con người sống nơi đây. Đây là một giả thiết, một cách giải thích. Cũng như việc chính các nhà ngoại cảm cho rằng: Đấy là do linh hồn mách bảo, cũng chỉ là một cách giải thích!?
Tôi chờ đợi kết quả ngày mai, hay họ còn phải đến đây một lần nữa. Tôi nghĩ rằng: Việc họ quay về Quảng Ngãi để ngày mai lại đến, cũng có thể coi là đến lần thứ hai.
Cầu chúc mọi sự may mắn sẽ đến với họ và linh hồn của các vị liệt sĩ sẽ theo phần xương cốt còn lại tìm được trở về với quê xưa.
Khả năng ngoại cảm là một hiện thực tồn tại khách quan, nó không phải là một lý thuyết, hay một giả thuyết. Bởi vậy, không thể tự thân nó là mê tín hay không mê tín. Vấn đề là người ta giải thích nó như thế nào thì cách giải thích ấy sẽ quyết định tính khoa học hay phi khoa học. Còn hiện tượng khách quan tự thân tồn tại ngoài tất cả mọi nhận xét và giải thích chủ quan của con người về nó.
Theo thông tin tôi biết được thì vào giờ này - 7g 40 phút - đoàn tìm mộ liệt sĩ Sơn đang trên đường từ thành phố Quảng Ngãi trở lại Đức Phổ. Lần này đặc biệt có nhà ngoại cảm Phạm Thị Thủy ở Hanoi mới bay vào hôm qua. Đây chính là nhà ngoại cảm đã tìm mộ liệt sĩ lần trước cho gia đình anh Vịnh và tôi đã toán quẻ cho tìm lùi về phía Tây Nam hai mét và đã tìm được mộ.
Cho đến tận 15g chiều hôm nay, khi tôi đang xem Phong Thủy cho một người ở Đà Nẵng, một cuộc điện thoại từ Vinh gọi đến tôi. Anh ta cho biết sau khi cúng lễ xong vào sáng nay, nhà ngoại cảm Phạm Thị Thủy dùng quả trứng đặt lên đầu một cái đũa và xác định mộ nằm ở vị trí cách vị trí tôi xác định là 8m. Nhưng đào xuống đến 1m 8 vẫn không tìm thấy cốt. Anh Vịnh nhờ tôi độn quẻ vào lúc 15g 20 - Vẫn còn trong giờ Mùi - quẻ Cảnh Lưu Niên. Tôi trả lời: "Theo quẻ này thì đào xuống sâu 2m 6, tính từ mặt ruộng xuống, hoặc tìm thấy cốt, còn nếu có nước thì sẽ không có mộ ở đây. Lưu Niên vừa có nghĩa là nước vừa có nghĩa là người đã khuất. Khi đào xuống đến 2m 6 thì nước ngầm chảy ra - không có mộ. Khoảng 17g, Vinh hỏi tôi: "Có chắc chắn chỗ thày chỉ có mộ không?". Tôi trả lời: "Tôi dùng con lắc xác định như vậy, nếu tất cả mọi chỗ tìm không xong thì thử tìm chỗ tôi chỉ xem". Vinh trả lời:" Chắc linh hồn ông Sơn giữ thày ở lại đây rồi. Nếu đào chỗ thày chỉ mà không thấy nữa thì ngày mai phiền thày quay lại Quảng Ngãi giúp chúng tôi". Tôi hơi giật mình, vì tôi đã mua vé máy bay về Sài Gòn từ sáng hôm nay qua điện thoại, tôi bay chuyến 10 đếm hôm nay. Tôi trả lời: "Cứ đào đi, tôi tin rằng sẽ tìm được. Chỗ tôi chỉ hôm qua có một bà nhận là chủ ruộng và thường nằm mơ thấy ba người lính trẻ đến xin ở nhờ đất của bà ấy. Bà ấy nói - một người xưng tên là Sơn, một người là Dũng và một người nữa không nhớ tên"."Có thật không thày? Có ai biết điều đó?". "Tất cả mọi người cúng ở đấy đều biết điều đó. Có cả anh Đại úy cũng biết. Hỏi anh ấy mà xem. Chính bà ấy còn xin Âm Dương để tìm mộ mà!". 'Sao tôi không biết nhỉ?". "Chắc có lẽ tại hôm qua lúc cúng ở ruộng, Vinh không có mặt ở đấy, nên không biết!. "Vậy để cháu hỏi xem".
Đúng 20g 30, Vusonganh đến khách sạn đón tôi. Thày trò chở nhau bằng Honda ra sân bay. Lần nào ra Đà Nẵng, Vusonganh cũng lo cho tôi rất chu đáo, cho đến lúc tôi lên máy bay.
23g 20 phút ngày 17/ 7 2010 máy bay đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Bà xã tôi ra đón tôi. Đến khu vực cho người thân đón bằng Honda, tôi chưa thấy bà ấy đâu. Một người nữ trạc khoảng 40 tuổi lại gần tôi hỏi:" Chú có về bằng Honda không?". "Dạ không! Tôi có người ra đón rồi!". "Tưởng chú không có ai đón, cháu chở chú về!". Tôi ngạc nhiên hỏi lại:" Cô là người chở Honda ôm ah?". "Vâng!". Tôi chạnh lòng thoáng nghĩ đến "Người đàn bà chở xe ôm" một thời nổi tiếng trên báo chí ở T/p. Cô này tuổi Nhâm Dần và quen biết tôi từ khi chưa lấy chồng. Cảnh chồng con khốn khổ đã đẩy cô phải làm nghề xe ôm kiếm sống. Tôi trả lời cô gái: "Nếu vợ tôi không ra đón, tôi sẽ nhờ cô chở giúp". Vợ tôi nhất định sẽ ra đón tôi. Tôi thoáng nghĩ đến cảnh cô gái thất vọng vì mất mối. Tôi nói với cô ta:"Dù vợ tôi ra đón, tôi cũng đi xe của cô". Vừa nói xong thì vợ tôi tới. Cô lái xe ôm thóang buồn nói với tôi: "Cô ra đón chú rồi phải không ah?". "Vâng! Nhưng không sao. Cô cứ đưa tôi về. Nhà tôi ở gần đây thôi. Nhưng tôi sẽ trả công cô hậu hĩ". Tôi bước đến chỗ bà xã tôi đang đúng thì cô lái xe ôm cũng vừa trờ tới. Tôi nói với bà ấy: "Cô này lái xe ôm em ah! Thấy tội nghiệp anh định nhờ cô ấy chở anh về. Hay thôi để anh cho cô ấy ít tiền và em chở anh về vậy!". Tôi đổi ý vì thấy bà xã có vẻ không hài lòng. Số nó thế. Tôi lục trong bóp không có tiền lẻ. "Thôi anh đi xe của cô ấy. Không có gì đâu em đừng ngại. Em đi chầm chậm, anh đi cùng".
Đúng lúc ấy. Vinh gọi điện thoại cho tôi: "Thưa thày! Thật là tiếc thày không có mặt cho đến cuối của việc tìm mộ này. Thày sẽ thấy được sự huyền bí đến kỳ lạ". "Sao rồi? Cuối cùng mộ có tìm được không?."Tìm được rồi!". Oh! Tốt quá! Thành thật chúc mừng! Đúng chỗ chú chỉ chứ?". "Dạ không! Chỗ chú chỉ cũng không tìm thấy! Nhưng sự huyền bí bắt đầu từ chỗ này. Thật là kinh dị và không thể giải thích nổi...."
Nghe thấy Vinh nói thế, tôi cũng nóng ruột, hỏi tiếp:"Rồi sao? Không tìm thấy ở chỗ đó thì tìm thấy ở đâu?". Vịnh chậm rãi trả lời: "Tuy không tìm thấy ở chỗ thày chỉ. Nhưng câu chuyện huyền bí lại bắt đầu từ lúc đó". Vì đang đi ngoài đường, điện thoại nghe không rõ. Nhưng tôi tổng hợp lại nội dung như sau:
"Khi đang đào mộ ở chỗ chú chỉ thì xảy ra một chuyện ầm ĩ ở bên đường mòn. Đằng sau bụi tre mà chú ngồi buổi trưa hôm ấy, xảy ra một đám đánh nhau. Lúc đầu cháu tưởng vậy, vì thấy la hét, người giằng co. Mọi người xúm đông, xúm đỏ can ngăn. Cháu chạy ra thì thấy thằng Phúc (Em vợ - trong đoàn tìm mộ) đang giăng co với một thanh niên địa phương. Cháu vội chạy đến hỏi lớn: "Sao mày đánh nhau với người ta?". "Không phải đâu anh ơi! Anh này tự nhiên nhẩy lên chửi em. Tự xưng là Sơn liệt sĩ chết ỡ chỗ này. Anh ấy bảo anh ấy không thèm về, vì gia đình và đồng đội bỏ anh ấy ở đây gần 40 năm, bơ vơ nơi đất khách quê người....". Nghe nói thế, cháu giật mình...Cô Thủy cũng hiểu ngay là vong hồn liệt sĩ Sơn nhập vào người này. Anh em đồng đội và bọn cháu ra sứic dỗ dành, an ủi. Nói: "Thôi bây giờ, anh em đồng đội và gia đình đã đến đây tìm anh, thì anh cũng vui lòng chỉ chỗ anh nằm để chúng tôi đưa anh về quê....". Chúng tôi năn nỉ thế nào, người thanh niên ấy cũng chỉ kể lể, dỗi hờn và chỉ khóc chứ nhất định không chịu chỉ chỗ nằm. ....
Bụi tre này tôi đã ngồi nghỉ buổi trưa hôm cúng đất tìm mộ. Sau lưng bụi tre này tức là đường mòn trên bản đồ. |
Nhà người thanh niên này ở khá xa chỗ đào tìm mộ. Nhưng đến nơi thì điều kỳ diệu khác đã xảy ra.....
Khi đến nơi thì chính người hàng xóm của gia đình anh thanh niên này, có người đã chôn những liệt sĩ chết ấy. Họ đã kể lại như sau: Ngày xưa, tại vùng đất đó là nơi giao tranh giữa một đơn vị bộ đội với lính phía chính quyền Sài Gòn cũ. Có ba người bộ đội chết ở đấy. Hai người nằm ở ruộng lạc là nơi tôi chỉ chỗ tìm mộ và một người nằm ở gốc dừa - chỗ người thanh niên chạy đến và ngồi ở đấy. Nói đến đây, Vinh cho biết - mặc dù là tường thuật lại câu chuiyên, nhưng anh ta cũng rùng mình, nổi gai ốc. Những người dân địa phương đã đem chôn ba vị liệt sĩ đó ở bên đường mòn, chính là chỗ người thanh niên đập đầu buổi sáng. Nhiều năm sau, khi nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Nhân được xây dựng thì ba ngôi mộ này được chính quyền địa phương qui tập về đấy.....Người dân địa phương cũng cho biết tất cả các mộ liệt sĩ đều vô danh. Mặc dù trời đã tối, nhưng cả đoàn đã cám ơn người dân địa phương chôn ba vị liệt sĩ và trở về nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Nhân - anh Vinh kể tiếp - Lúc ấy, tất cả cũng hoang mang vì có nhiều mộ liệt sĩ vô danh, làm sao biết được.
Cả đoàn lại kéo nhau đến nghĩa trang liệt sĩ. Trời đã tối, ở đây, họ tiếp tuc thành tâm làm lễ cầu xin linh hồn các vị liệt sĩ giúp đỡ họ. Và hiện tượng kỳ lạ, bí ẩn lại tiếp tục xảy ra: Vong hồn liệt sĩ Sơn nhập vào cô Thủy. dẫn đường chỉ đúng chỗ ba mộ liệt sĩ vô danh nằm trong nghĩa trang và kể vanh vách tên từng người liệt sĩ này. Tất cả đều là người Lạch Chay - Hải Phòng. Qua vong linh liệt sĩ Sơn kể lại thì trong ba chiến sĩ hy sinh, hai bạn đồng đội của liệt sĩ Sơn chết trên ruộng lạc. Riêng anh Sơn lết được đến cây dừa thì chết ở đấy....
Tôi vừa liên hệ điện thoại thì được biết hôm nay vào 8giờ sáng 19 - 7 - 2010, sẽ tiến hành bốc mộ liệt sĩ Vũ Văn Sơn với sự chấp thuận và có mặt của chính quyền địa phương và huyện đội huyện Đức Phổ. Hai vị liệt sĩ kia sẽ được thông báo với gia đình tùy nghi đưa về quê hoặc lập bia mộ để tại nghĩa trang xã Phổ Nhân.
Thông tin cho biết thêm:
Vào tối hôm 17, vong linh liệt sĩ Sơn cho biết: Hai chiến sĩ cùng hy sinh trong trận đánh đó có tên là Hải và Đông. Nhưng hôm qua - 18 - 7/ 2010 - điều tra lại tại địa phương thì tên thật của liệt sĩ được gọi là Đông, thực ra tên là Đơn, cùng quê ở Cầu Đào - Hải Phòng với liệt sĩ Sơn và địa phương - quê hương của các vị liệt sĩ - xác nhận: Các vị liệt sĩ này được báo tử cùng một ngày.
Như vậy, hiện tượng này đã xác định khả năng nhập hồn cho thông tin và định hướng trước cho sự xác định có tính hành chính về tên tuổi của các liệt sĩ và trùng khớp với diễn biến sự hy sinh của các liệt sĩ.
Hôm qua - 18 - 7/ 2010 - điều tra lại tại địa phương thì tên thật của liệt sĩ được gọi là Đông, thực ra tên là Đơn, cùng quê ở Cầu Rào - Hải Phòng với liệt sĩ Sơn và địa phương.
You may also Like
Labels
Có gi hot?
Nhà ngoại cảm HỒ VĂN DŨ
Nhà ngoại cảm HỒ VĂN DŨ
NHÀ NGOẠI CẢM NGUYỄN THỊ HƯỜNG - Chuyên gia đón tiếp Vong linh tại Miền Trung
NHÀ NGOẠI CẢM NGUYỄN THỊ HƯỜNG - Chuyên gia đón tiếp Vong linh tại Miền Trung
Pride and Prejudice (1995) - 6 Mini - Vietsub - Mediafire
Pride and Prejudice (1995) - 6 Mini - Vietsub - Mediafire
(Mediafire) A hazard of hearts (1987) - Sự may rủi của trái tim - NEW LINK
(Mediafire) A hazard of hearts (1987) - Sự may rủi của trái tim - NEW LINK
Nghịch tí cho vui...
Nghịch tí cho vui...
Một số trang web hỗ trợ thiết kế blog
Một số trang web hỗ trợ thiết kế blog
Cho phụ nữ tuổi 30 đẹp mặn mà
Cho phụ nữ tuổi 30 đẹp mặn mà
Cô bé 4 tuổi mồ côi bị cắt cụt 2 chân
Cô bé 4 tuổi mồ côi bị cắt cụt 2 chân
Nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài áp vong gọi hồn
Nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài áp vong gọi hồn
Linh hồn - Những điều bí ẩn
Linh hồn - Những điều bí ẩn
0 nhận xét :
Ghi chú cho mẫu nhận xét:
- [img] ..link..[/img].
- [youtube] ...link...[/youtube].
- [nct]...link...[/nct].