“Thần chú” hạ hỏa khi “chiến sự” đang căng

1. “Em cảm thấy mình không được ghi nhận”: 

Thông thường, đây chính là nguyên nhân chủ yếu của các cuộc tranh cãi - một trong hai người không cảm thấy được nửa kia trân trọng, hay ít nhất nhũng cảm xúc, quan điểm, ý kiến của họ không được trân trọng.

Tâm lý ức chế này có thể mở đường cho chiến tranh diễn ra bất cứ lúc nào. Chính vì lẽ đó, tốt nhất hãy tìm thời điểm nói lên những cảm nhận, suy nghĩ của bạn, đừng để tới lúc thành ấm ức rồi “mở máy” là cãi nhau.


2. “Em xin rút lại những gì vừa nói”

Ai cũng cảm thấy hối hận khi nói ra điều mình không chủ ý trong một phút nóng giận. Sự “lỡ lời” diễn ra nhiều hơn chính chủ nhân tưởng tượng, dù đã có tâm lý đề phòng. Đôi khi, lời nói trong lúc nóng giận có thể khiến cả hai đều trở nên mất bình tĩnh. Những lúc như thế này, nếu bạn sẵn lòng ngồi xuống, nhắc lại những gì mình vừa nói, và thừa nhận nói thế là sai, bạn xin rút lại, thì rất có thể sẽ nhanh chóng xoa dịu được tình hình.

3. “Em hơi thái quá trong chuyện này”

Ai cũng sẽ có lần phản ứng thái quá về một chuyện gì đó. Dự trù được những vấn đề có thể khiến bạn trở nên nhạy cảm, phản ứng mạnh sẽ tránh được tình huống xấu xảy ra. Hãy cho nửa kia biết vấn đề của bạn, bạn sẽ giúp được anh/cô ấy nhận ra không nên “động chạm” đến chủ đề gì nếu không muốn hai người đôi co, sứt mẻ.

4. “Em đã không suy nghĩ theo hướng đó”

Đây được đánh giá là một trong những câu nói chủ chốt có thể khiến cuộc chiến nhanh chóng hạ nhiệt. Nguyên do là khi nói ra câu này, bạn cho “đối tác” thấy mình đang bắt đầu suy nghĩ theo quan điểm, chiều hướng của họ. Trong mọi mối quan hệ, biết lắng nghe và đặt địa vì mình vào người kia luôn là nhân tố sống còn. Hãy chắc chắn rằng bạn đang cố gắng khiến mọi chuyện khác đi, theo chiều hướng tốt.

5. “Chúng ta đang lạc đề rồi”

Bạn có thể đang tranh cãi về một vấn đề, nhưng khi máu dồn lên, lại tiện thể “đá” sang vấn đề khác, mạt sát, hạ thấp nhau để thỏa cơn nóng giận. Đó là một sai lầm lớn.

Trước khi nhận ra mình đang sa đà vào cách tranh cãi này, hãy dừng lại để cảnh báo lẫn nhau. Sẽ rất tệ đấy nếu hai người đang tranh cãi quanh vấn đề tiền bạc, đột nhiên lèo lái sang kiểu “Ồ, mẹ anh ghét tôi mà!”.

6. “Hãy nói chuyện thay vì giải quyết vấn đề này”

Đôi khi nguyên nhân của tranh cãi chỉ đơn giản là bạn muốn trút nỗi lòng. Bạn muốn giải thoát khỏi cái khối nặng đang đè lên ngực mình, bởi vì bạn nhận ra, chẳng có cách giải quyết nào tốt hơn là để cho bạn nói.

Nhớ rằng, không phải điều gì cũng cần phải được giải quyết ngay lập tức, có khi chỉ 30 phút vợ chồng ngồi trao đổi cũng khiến bạn cảm thấy khá hơn rất nhiều rồi.

7. “Đây là vấn đề chung của chúng mình, không phải của riêng anh hay em”

Tin chắc bạn đã trải qua tình cảnh này: Một trong hai người cứ có ý nghĩ rằng chính mình là nguyên nhân của vấn đề, trong khi thực tế, đó là vấn đề của cả hai. Bạn đang trong một mối quan hệ chung cơ mà. Hiểu rõ điều đó, tình cảm hai người mới được lành mạnh, tốt đẹp.

8. “Em yêu anh”

Vào một lúc khác, đây là tất cả những gì bạn cần nói. Mọi việc sẽ được cải thiện rõ rệt, và chính hai người cũng nhận ra điều gì là quan trọng nhất với mình - tình yêu hay cái tôi bản ngã.

9. “Em xin lỗi”

Nói yêu và nói xin lỗi luôn có tác dụng tốt trong mọi vấn đề tranh cãi. Nếu bạn không thể nói lời xin lỗi, không thể thừa nhận mình đã sai, hãy luyện tập đi, điều đó tốt cho bạn. Dẹp bỏ tính tự cao tự đại sang một bên, và nói “em xin lỗi” khi thực sự cần phải thế.


Theo AWT

0 nhận xét :

Ghi chú cho mẫu nhận xét:
- [img] ..link..[/img].
- [youtube] ...link...[/youtube].
- [nct]...link...[/nct].

:) :( :)) :(( =))

Recent Posts