10 mẹo để chung sống với bệnh mụn rộp Herpes

Trước khi cầu viện tới bác sĩ chuyên khoa và sử dụng những loại kháng sinh trị bệnh, bạn hãy áp dụng 10 mẹo dưới đây để chung sống với herpes tốt hơn.

Herpes hay còn gọi là bệnh mụn rộp do virus Herpes simplex (HSV) xâm nhập vào cơ thể qua những lỗ hổng trên da và trên màng nhầy.

Những điều cơ bản về bệnh mụn rộp   


Một khi đã bị HSV tấn công, bạn sẽ thường xuyên phải chịu những cơn đau đớn và bộ dạng khó coi nếu loại virus này “di cư” lên mặt. Triệu chứng ban đầu (khi bị nhiễm virus) của bệnh là đau, ngứa, rát,…

Vài ngày sau, những vết loét xuất hiện. Vết loét đầu tiên chỉ là một chỗ sưng đỏ nhỏ, mềm, đau, rồi trở nên mọng nước trong vòng một vài ngày. Sau đó chúng vỡ miệng ra trở thành vết loét. Sau 3-4 ngày vết loét đóng mài (vảy) và dần dần lành lại. 


Khi thấy xuất hiện những triệu chứng trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị. Tuy hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể loại bỏ hoàn toàn virus herpes khỏi cơ thể song có một loại kháng sinh (có thành phần là aciclovir và valaciclovir) có khả năng hạn chế tần suất xuất hiện và cường độ của bệnh.

10 mẹo nhỏ giúp bạn chung sống hoà bình với bệnh mụn rộp

1. Khám bác sĩ (phụ khoa, da liễu hoặc tiết niệu) định kì để phát hiện bệnh kịp thời để có những phương pháp điều trị phù hợp và hạn chế lây lan.

2. Nắm chắc cơ chế của bệnh để có những biện pháp hạn chế nguy cơ “bùng phát” bệnh như: stress, tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại, uống rượu, mệt mỏi, sốt, nguyệt san, chấn thương bề mặt da,…

3. Tương tự như vậy, tìm hiểu về những dấu hiệu cảnh báo một cuộc tấn công mới của bệnh để có những biện pháp “ứng phó”.

4. Khi có sự tiếp xúc với các vết loét, cần rửa tay thật sạch để ngăn ngừa sự lây lan đến các bộ phận cơ thể khác. Sau khi chạm hoặc gãi vào những vùng da bị mụn rộp, tuyệt đối không sờ tay lên mắt (tránh nguy cơ bị mụn rộp ở mắt).

5. Giữ sạch vùng da bị bệnh bằng cách rửa sạch bằng xà phòng và nước, sau đó, lau khô (nếu cần thiết, có thể sấy khô vùng da bị tổn thương).

6. Thực hiện mọi biện pháp có thể để hạn chế sự lây lan của bệnh (đeo găng tay, khẩu trang, mặc quần áo không thấm nước,…).
 
7. Tránh làm tổn thương da khi trang điểm.

8. Không dùng chung khăn tắm, khăn rửa mặt hay bàn chải đánh răng với bất kì ai.

9. Trường hợp bị Herpes ở môi:

- Tránh việc ôm hôn nhau, tránh nói chuyện, tiếp xúc quá gần với mọi người, đặc biệt là trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, bệnh nhân eczema dị ứng và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

- Không mặc chung quần áo hay ăn uống chung bát, cốc với bất kì ai.

- Tránh quan hệ tình dục bằng miệng để phòng ngừa sự lây lan của virus HSV.


10. Trường hợp bị Herpes sinh dục

- Nhất thiết phải sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để hạn chế sự lây lan của virus cho đối tác.

- Phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi phát hiện thấy những ổ dịch mụn rộp sinh dục.

- Tránh mặc quần áo quá bó sát (quần jeans, underwear quá bó,…), nên chọn quần áo làm từ chất liệu cotton, tấm hút tốt để giảm độ ẩm vùng da bị bệnh.

0 nhận xét :

Ghi chú cho mẫu nhận xét:
- [img] ..link..[/img].
- [youtube] ...link...[/youtube].
- [nct]...link...[/nct].

:) :( :)) :(( =))

Recent Posts